Theo Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) trong ngày 14/2, cục nhận được báo cáo có ổ dịch cúm gia cầm mới phát sinh tại Hải Phòng.
Trước đó, khi Chi cục Thú y Hải Phòng nhận được thông tin về việc bùng phát dịch tại xã Toàn Thắng, huyện Tiên Lãng ngày 8/2. Chi cục đã tiến hành kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm và cho kết quả 3/3 mẫu dương tính với virus cúm gia cầm H5N1.
Ngày 10/2, dịch tiếp tục xảy ra tại xã Tiên Minh, huyện Tiên Lãng. Chi cục cũng đã tiến hành kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm và ngày 13/2 kết quả cho thấy 6/6 mẫu dương tính với virus cúm gia cầm H5N1. Khi xảy ra dịch, Chi cục Thú y Hải Phòng đã tiến hành tiêu hủy toàn bộ số gia cầm và áp dụng ngay các biện pháp phòng chống dịch.
Cũng theo báo cáo của Cục Thú y, ngày 13/2, cục nhận được báo cáo phát sinh ổ dịch ở Kiên Giang, Thái Nguyên và Bắc Giang. Chi cục Thú y các tỉnh đã cùng với Chính quyền địa phương tiến hành các biện pháp cần thiết bao vây dập dịch, không để dịch lây lan và bùng phát mạnh.
Trước tình hình dịch cúm gia cầm H5N1 đang “trở lại” và có nguy cơ bùng phát trên diện rộng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Diệp Kỉnh Tần cho biết: Cùng với các biện pháp dập dịch, Cục Thú y đã cấp cho mỗi địa phương có dịch 500.000 liều vácxin để dập dịch và phòng tránh lây lan trên diện rộng.
Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có 7 đoàn đang đi kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống dịch tại các địa phương. Ngày 15/2, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát sẽ chủ trì cuộc họp về việc sử dụng vácxin cúm gia cầm tại Việt Nam với các đơn vị chức năng để việc sử dụng vácxin đạt hiệu quả cao nhất.
Hiện nay, cả nước có các tỉnh Hải Dương, Hải Phòng, Thái Nguyên, Hà Nam, Bắc Giang, Thanh Hóa, Quảng Trị, Sóc Trăng và Kiên Giang có dịch cúm gia cầm chưa qua 21 ngày./.
Trước đó, khi Chi cục Thú y Hải Phòng nhận được thông tin về việc bùng phát dịch tại xã Toàn Thắng, huyện Tiên Lãng ngày 8/2. Chi cục đã tiến hành kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm và cho kết quả 3/3 mẫu dương tính với virus cúm gia cầm H5N1.
Ngày 10/2, dịch tiếp tục xảy ra tại xã Tiên Minh, huyện Tiên Lãng. Chi cục cũng đã tiến hành kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm và ngày 13/2 kết quả cho thấy 6/6 mẫu dương tính với virus cúm gia cầm H5N1. Khi xảy ra dịch, Chi cục Thú y Hải Phòng đã tiến hành tiêu hủy toàn bộ số gia cầm và áp dụng ngay các biện pháp phòng chống dịch.
Cũng theo báo cáo của Cục Thú y, ngày 13/2, cục nhận được báo cáo phát sinh ổ dịch ở Kiên Giang, Thái Nguyên và Bắc Giang. Chi cục Thú y các tỉnh đã cùng với Chính quyền địa phương tiến hành các biện pháp cần thiết bao vây dập dịch, không để dịch lây lan và bùng phát mạnh.
Trước tình hình dịch cúm gia cầm H5N1 đang “trở lại” và có nguy cơ bùng phát trên diện rộng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Diệp Kỉnh Tần cho biết: Cùng với các biện pháp dập dịch, Cục Thú y đã cấp cho mỗi địa phương có dịch 500.000 liều vácxin để dập dịch và phòng tránh lây lan trên diện rộng.
Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có 7 đoàn đang đi kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống dịch tại các địa phương. Ngày 15/2, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát sẽ chủ trì cuộc họp về việc sử dụng vácxin cúm gia cầm tại Việt Nam với các đơn vị chức năng để việc sử dụng vácxin đạt hiệu quả cao nhất.
Hiện nay, cả nước có các tỉnh Hải Dương, Hải Phòng, Thái Nguyên, Hà Nam, Bắc Giang, Thanh Hóa, Quảng Trị, Sóc Trăng và Kiên Giang có dịch cúm gia cầm chưa qua 21 ngày./.
Thu Hà (TTXVN/Vietnam+)