Những phụ nữ bị béo phì quá mức mà thực hiện phẫu thuật giảm cân có thể giảm nguy cơ bị mắc các triệu chứng bệnh tiểu đường trong quá trình mang thai sau này, một nghiên cứu do các nhà khoa học Mỹ tại Đại học Johns Hopkins tiến hành cho biết.
Các nhà khoa học cho biết trong số 700 phụ nữ mà đã trải qua phẫu thuật giảm cân, những người thực hiện quá trình này trước khi mang thai có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường liên quan đến thai nghén thấp hơn 77% so với những người có thai trước khi phẫu thuật.
Trong nghiên cứu của mình, tiến sỹ Anne E. Burke và các đồng nghiệp đã phân tích các hồ sơ y tế của 23.594 phụ nữ Mỹ - những người đã trải qua phẫu thuật chữa bệnh béo phì trong giai đoạn từ 2002-2006. Trong số những phụ nữ này có 346 sinh con trước khi phẫu thuật và 354 người sinh con sau khi đã phẫu thuật.
Kết quả cho thấy đối với những phụ nữ sinh con trước khi phẫu thuật giảm cân, có 27% mắc các triệu chứng tiểu đường trong thời kỳ thai nghén, so với tỷ lệ chỉ có 8% ở những người sinh con sau khi đã phẫu thuật. Tương tự, tỷ lệ mổ đẻ ở nhóm thứ hai cũng thấp hơn nhiều so với nhóm thứ nhất, 28% so với 43%.
Bệnh tiểu đường hay bệnh dư đường, là một bệnh do rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoócmôn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước.
Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư.
Một báo cáo của Viện Brookings cho biết béo phì đã trở thành một đại dịch phổ biến trên toàn cầu. Năm 2002, có gần 500 triệu người bị thừa cân trên toàn thế giới.
Tại nước Mỹ, có hơn 2/3 những người trưởng thành hiện đang thừa cân, bao gồm 1/3 người là béo phì./.
Các nhà khoa học cho biết trong số 700 phụ nữ mà đã trải qua phẫu thuật giảm cân, những người thực hiện quá trình này trước khi mang thai có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường liên quan đến thai nghén thấp hơn 77% so với những người có thai trước khi phẫu thuật.
Trong nghiên cứu của mình, tiến sỹ Anne E. Burke và các đồng nghiệp đã phân tích các hồ sơ y tế của 23.594 phụ nữ Mỹ - những người đã trải qua phẫu thuật chữa bệnh béo phì trong giai đoạn từ 2002-2006. Trong số những phụ nữ này có 346 sinh con trước khi phẫu thuật và 354 người sinh con sau khi đã phẫu thuật.
Kết quả cho thấy đối với những phụ nữ sinh con trước khi phẫu thuật giảm cân, có 27% mắc các triệu chứng tiểu đường trong thời kỳ thai nghén, so với tỷ lệ chỉ có 8% ở những người sinh con sau khi đã phẫu thuật. Tương tự, tỷ lệ mổ đẻ ở nhóm thứ hai cũng thấp hơn nhiều so với nhóm thứ nhất, 28% so với 43%.
Bệnh tiểu đường hay bệnh dư đường, là một bệnh do rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoócmôn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước.
Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư.
Một báo cáo của Viện Brookings cho biết béo phì đã trở thành một đại dịch phổ biến trên toàn cầu. Năm 2002, có gần 500 triệu người bị thừa cân trên toàn thế giới.
Tại nước Mỹ, có hơn 2/3 những người trưởng thành hiện đang thừa cân, bao gồm 1/3 người là béo phì./.
Khắc Hiếu (Vietnam+)