Đúng hai tuần sau cuộc đảo chính lật đổ chính phủ của Tổng thống Amadou Toumani Toure, ngày 7/4, phe đảo chính quân sự tại Mali đã ký thỏa thuận khôi phục trật tự hiến pháp và chuyển giao quyền lực cho Chủ tịch Quốc hội Dioncounda Traore, người đang sống lưu vong ở nước ngoài.
Theo thông tin do cả hai phía cung cấp và được truyền hình Mali tường thuật lại, thỏa thuận được ký giữa người đứng đầu lực lượng đảo chính Amadou Sanogo và các nhà trung gian hòa giải của Cộng đồng Kinh tế các nước Tây Phi (ECOWAS).
Ngoài điều khoản chuyển giao quyền lực, văn kiện này còn đề cập tiến trình thành lập chính phủ thống nhất dân tộc, việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt của ECOWAS, ân xá cho những người tham gia đảo chính và tiến tới thành lập chính phủ đoàn kết dân tộc.
Cụ thể, Chủ tịch Quốc hội Traore sẽ nắm quyền điều hành đất nước trong giai đoạn chuyển tiếp, đồng thời chịu trách nhiệm tổ chức các cuộc bầu cử dân chủ nhằm thành lập chính phủ đoàn kết dân tộc trong tương lai.
Ngoài ra, chính phủ tạm quyền của ông Traore cũng sẽ gánh trọng trách giải quyết cuộc khủng hoảng ở miền Bắc, nơi phiến quân Hồi giáo và lực lượng nổi dậy người Tuareg vừa tuyên bố độc lập sau khi chiếm giữ 3 thành phố quan trọng Timbuktu, Gao và Kidal.
Trong phản ứng đầu tiên sau sự kiện này, Ngoại trưởng Burkina Faso, ông Djibrill Bassole, cho biết Chủ tịch ECOWAS Alassane Ouattara sẽ dỡ bỏ ngay các biện pháp trừng phạt áp đặt đối với Mali từ hôm 2/4 ngay khi các nội dung trong thỏa thuận được thực hiện.
Cũng theo ông Bassole, mặc dù thỏa thuận đã được ký song giờ chưa phải là lúc Tổng thống Toure có thế xuất hiện. Ông Toure cần phải tiếp tục lánh mặt tại một địa điểm bí mật do lực lượng thân tín bảo vệ.
Thỏa thuận trên được ký kết ngay sau khi Mặt trận Dân tộc Giải phóng Azouad (MNLA) của phiến quân Tuareg tuyên bố thiết lập nền độc lập riêng tại những thành phố do lực lượng này chiếm đóng ở miền Bắc.
Trong tuyên bố đăng trên trang web MNLA và kênh truyền hình France 24 của Pháp, người phát ngôn Mossaa Ag Attaher của lực lượng này khẳng định MNLA sẽ đảm bảo an ninh cho vùng lãnh thổ phía Bắc, thiết lập các nền tảng thể chế cho một nhà nước dựa trên hiến pháp dân chủ và kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận nhà nước độc lập Azouad.
Tuy nhiên, tuyên bố độc lập đơn phương của MNLA đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế.
Ngày 6/4, Hội đồng ECOWAS ra tuyên bố nêu rõ tổ chức này sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết, kể cả việc sử dũng vũ lực, để đảm bảo chủ quyền quốc gia của một nước thành viên. Tuyên bố cũng khẳng định ECOWAS sẽ không công nhận bất kỳ một nền hòa bình nào khác ngoài nhà nước Mali và các phe phái vũ trang ở miền Bắc Mali phải hiểu rõ điều này.
Người phát ngôn Bộ Ngoại Mỹ Mark Toner khẳng định Washington "coi tuyên bố độc lập của MNLA là vô giá trị và chỉ công nhận chủ quyền lãnh thổ của nhà nước Mali."
Theo ông Toner, việc thành lập nhà nước Azouad độc lập chỉ càng làm trầm trọng thêm tình hình Mali và ngăn cản quá trình khôi phục trật tự hiến pháp. Ông cũng kêu gọi các tay súng MNLA ngừng ngay các hoạt động quân sự và tham gia đàm phán với các nhà lãnh đạo dân chủ ở Mali nhằm tìm ra giải pháp phi bạo lực cho các cuộc bầu cử để tiến tới cùng tồn tại hòa bình.
IPU kêu gọi lực lượng phiến quân ở miền Bắc Mali rút lại tuyên bố độc lập, đồng thời yêu cầu phe đảo chính nỗ lực khôi phục hiến pháp năm 1992 và thực thi quyền lực nhân dân thông qua các cuộc bầu cử quốc hội, bầu cử tổng thống trong thời gian tới.
Trước đó, Liên minh châu Âu (EU), Liên minh châu Phi (AU), Anh và Pháp cũng lên tiếng bác bỏ hành động của thiết lập khu vực hòa bình riêng của MNLA. Anh còn tuyên bố đóng cửa tạm thời đại sứ quán tại Mali và cho rút các nhân viên ngoại giao về nước do lo ngại bất ổn an ninh.
Trong nỗ lực nhằm tìm kiếm giải pháp thống nhất cho đất nước, thủ lĩnh nhóm đảo chính Sanogo đã kêu gọi lực lượng Tuareg ngồi vào bàn thương lượng với ưu tiên hàng đầu là bảo đảm an ninh cho đất nước.
Ông Sanogo cũng cho biết quân đội vẫn tiếp tục triển khai trên thực địa để ngăn chặn các vụ tấn công tiếp theo của các lực lượng chống đối Hồi giáo cực đoan, đồng thời nhấn mạnh cần có hỗ trợ quân sự từ bên ngoài để tránh nguy cơ bất ổn tại Mali lan rộng ra toàn khu vực./.
Theo thông tin do cả hai phía cung cấp và được truyền hình Mali tường thuật lại, thỏa thuận được ký giữa người đứng đầu lực lượng đảo chính Amadou Sanogo và các nhà trung gian hòa giải của Cộng đồng Kinh tế các nước Tây Phi (ECOWAS).
Ngoài điều khoản chuyển giao quyền lực, văn kiện này còn đề cập tiến trình thành lập chính phủ thống nhất dân tộc, việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt của ECOWAS, ân xá cho những người tham gia đảo chính và tiến tới thành lập chính phủ đoàn kết dân tộc.
Cụ thể, Chủ tịch Quốc hội Traore sẽ nắm quyền điều hành đất nước trong giai đoạn chuyển tiếp, đồng thời chịu trách nhiệm tổ chức các cuộc bầu cử dân chủ nhằm thành lập chính phủ đoàn kết dân tộc trong tương lai.
Ngoài ra, chính phủ tạm quyền của ông Traore cũng sẽ gánh trọng trách giải quyết cuộc khủng hoảng ở miền Bắc, nơi phiến quân Hồi giáo và lực lượng nổi dậy người Tuareg vừa tuyên bố độc lập sau khi chiếm giữ 3 thành phố quan trọng Timbuktu, Gao và Kidal.
Trong phản ứng đầu tiên sau sự kiện này, Ngoại trưởng Burkina Faso, ông Djibrill Bassole, cho biết Chủ tịch ECOWAS Alassane Ouattara sẽ dỡ bỏ ngay các biện pháp trừng phạt áp đặt đối với Mali từ hôm 2/4 ngay khi các nội dung trong thỏa thuận được thực hiện.
Cũng theo ông Bassole, mặc dù thỏa thuận đã được ký song giờ chưa phải là lúc Tổng thống Toure có thế xuất hiện. Ông Toure cần phải tiếp tục lánh mặt tại một địa điểm bí mật do lực lượng thân tín bảo vệ.
Thỏa thuận trên được ký kết ngay sau khi Mặt trận Dân tộc Giải phóng Azouad (MNLA) của phiến quân Tuareg tuyên bố thiết lập nền độc lập riêng tại những thành phố do lực lượng này chiếm đóng ở miền Bắc.
Trong tuyên bố đăng trên trang web MNLA và kênh truyền hình France 24 của Pháp, người phát ngôn Mossaa Ag Attaher của lực lượng này khẳng định MNLA sẽ đảm bảo an ninh cho vùng lãnh thổ phía Bắc, thiết lập các nền tảng thể chế cho một nhà nước dựa trên hiến pháp dân chủ và kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận nhà nước độc lập Azouad.
Tuy nhiên, tuyên bố độc lập đơn phương của MNLA đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế.
Ngày 6/4, Hội đồng ECOWAS ra tuyên bố nêu rõ tổ chức này sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết, kể cả việc sử dũng vũ lực, để đảm bảo chủ quyền quốc gia của một nước thành viên. Tuyên bố cũng khẳng định ECOWAS sẽ không công nhận bất kỳ một nền hòa bình nào khác ngoài nhà nước Mali và các phe phái vũ trang ở miền Bắc Mali phải hiểu rõ điều này.
Người phát ngôn Bộ Ngoại Mỹ Mark Toner khẳng định Washington "coi tuyên bố độc lập của MNLA là vô giá trị và chỉ công nhận chủ quyền lãnh thổ của nhà nước Mali."
Theo ông Toner, việc thành lập nhà nước Azouad độc lập chỉ càng làm trầm trọng thêm tình hình Mali và ngăn cản quá trình khôi phục trật tự hiến pháp. Ông cũng kêu gọi các tay súng MNLA ngừng ngay các hoạt động quân sự và tham gia đàm phán với các nhà lãnh đạo dân chủ ở Mali nhằm tìm ra giải pháp phi bạo lực cho các cuộc bầu cử để tiến tới cùng tồn tại hòa bình.
IPU kêu gọi lực lượng phiến quân ở miền Bắc Mali rút lại tuyên bố độc lập, đồng thời yêu cầu phe đảo chính nỗ lực khôi phục hiến pháp năm 1992 và thực thi quyền lực nhân dân thông qua các cuộc bầu cử quốc hội, bầu cử tổng thống trong thời gian tới.
Trước đó, Liên minh châu Âu (EU), Liên minh châu Phi (AU), Anh và Pháp cũng lên tiếng bác bỏ hành động của thiết lập khu vực hòa bình riêng của MNLA. Anh còn tuyên bố đóng cửa tạm thời đại sứ quán tại Mali và cho rút các nhân viên ngoại giao về nước do lo ngại bất ổn an ninh.
Trong nỗ lực nhằm tìm kiếm giải pháp thống nhất cho đất nước, thủ lĩnh nhóm đảo chính Sanogo đã kêu gọi lực lượng Tuareg ngồi vào bàn thương lượng với ưu tiên hàng đầu là bảo đảm an ninh cho đất nước.
Ông Sanogo cũng cho biết quân đội vẫn tiếp tục triển khai trên thực địa để ngăn chặn các vụ tấn công tiếp theo của các lực lượng chống đối Hồi giáo cực đoan, đồng thời nhấn mạnh cần có hỗ trợ quân sự từ bên ngoài để tránh nguy cơ bất ổn tại Mali lan rộng ra toàn khu vực./.
(TTXVN)