Anders Behring Breivik sẽ được đưa ra xét xử ở Na Uy vào thứ Hai tới (16/4) với các cáo buộc phạm tội khủng bố khi hắn giết chết 77 người trong hai vụ tấn công liên tiếp vào tháng 7/2011 làm chấn động cả thế giới.
Nhân vật cực hữu 33 tuổi này đã thừa nhận thực hiện hành vi đó, nhưng không nhận tội. Hiện câu hỏi còn chưa giải quyết là tình trạng thần kinh của Breivik ra sao và hắn sẽ bị án tù hay được đưa vào một trại tâm thần.
Ngày 22/7/2011, Breivik cho nổ một quả bom xe bên ngoài một tòa nhà chính quyền ở Oslo, khiến tám người thiệt mạng và 200 người khác bị thương.
Sau đó hắn đi đến hòn đảo nhỏ Utoeya ở tây bắc thủ đô Na Uy, nơi đang diễn ra một trại hè của các đoàn viên Đảng Lao động cầm quyền. Giả trang làm cảnh sát, hắn đã dành hơn một giờ đồng hồ bắn chết một cách có hệ thống và phương pháp 69 người, hầu hết là thanh thiếu niên bị mắc kẹt trên hòn đảo.
Chưa bao giờ một kẻ xả súng hành động đơn độc gây ra nhiều cái chết đén thế, theo Jack Levin và James Alan Fox, các tác giả của nhiều quyển sách về những vụ giết người hàng loạt.
“Từng có những vụ thảm sát lớn hơn sử dụng các loại vũ khí khác, nhưng chưa có vụ dùng súng nào gây ra thiệt hại về nhân mạng lớn như vậy”, Levin, một giá sư về tội phạm học ở Đại học Northeastern ở Boston, Mỹ, cho biết. “Những kẻ khủng bố thường muốn tối đa hóa thiệt hại về người, nên chúng sử dụng thuốc nổ”, giống trong vụ đánh bom ở thành phố Oklahoma City khiến 168 người thiệt mạng vào tháng 4/1995.
Breivik, tuyên bố là một hiệp sĩ thánh chiến chống lại “cuộc xâm lăng của Hồi giáo” ở châu Âu và một xã hội đa văn hóa như thông điệp của chính quyền trung tả Na Uy và nhất là Đảng Lao động của Thủ tướng Jens Stoltenberg, tự mô tả hành động của mình là “tàn ác nhưng cần thiết”.
Trong một động thái đảo ngược hiếm thấy ở các phiên tòa, những luật sư của bị cáo cho rằng Breivik hoàn toàn tỉnh táo và có thể chịu trách nhiệm về hành vi của mình trong khi bên công tố lại muốn tuyên Breivik bị tâm thần, theo đánh giá của các chuyên gia được chỉ định.
Nhân vật cực hữu này đã nói rằng việc bị tuyên bố tâm thần và đưa vào trại “còn tệ hơn cái chết” với hắn, bởi lẽ Breivik không muốn phá hủy thông điệp chính trị trình bài trong bản tuyên ngôn 1.500 trang hắn đăng trên mạng không lâu trước các cuộc tấn công, theo lời những luật sư bên bị.
Bên bị cũng cho rằng Breivik không nên bị án tù chung thân. “Tù chung thân không tồn tại ở Na Uy. Một lúc nào đó, anh ta sẽ trở lại với xã hội, không phải trong tương lai gần, nhưng trong nhiều năm nữa”, luật sư chính của Breivik, Geir Lippestad, nói.
Nhưng dù Na Uy chỉ có án tù tối đa là 21 năm, Breivik vẫn có thể bị giam giữ suốt đời theo một điều luật đặc biệt cho phép gia hạn án tù chừng nào hắn còn bị coi là mối nguy hiểm với xã hội.
Tuy nhiên, nếu theo đúng yêu cầu của bên công tố và Breivik bị kết luận thần kinh, hắn sẽ được điều trị và giam giữ trong một bệnh viện tâm thần, có thể là suốt đời.
Cuối năm ngoái, hai chuyên gia thần kinh đã tiến hành các đánh giá theo chỉ định của tòa án và kết luận Breivik bị tâm thần phân liệt và hoan tưởng, nên không thể bị kết án tù. Kết luận đã gây ra tranh cãi dữ dội ở Na Uy, và tòa án phải yêu cầu một đánh giá thứ hai bởi hai chuyên gia khác, dự kiến sẽ công bố kết quả vào ngày thứ Ba.
Năm thẩm phán ở Oslo sẽ có kết luận cuối cùng về việc Breivik có bị tâm thần hay không khi đưa ra phán quyết của họ, có thể là vào giữa tháng 7 năm nay.
Nếu bị đưa vào trại tâm thần, các công tố viên nói Breivik sẽ không bao giờ được tự do. “Chúng ta sẽ khốn khổ nếu hắn ta lại đi ra ngoài đường phố như một kẻ tự do trong vài năm nữa”, Svein Holden, một trong hai công tố viên phụ trách vụ việc, nói với AFP.
Hàng trăm nhà báo của khoảng 210 hãng tin trên toàn thế giới đã đăng ký theo dõi phiên tòa kéo dài 10 tuần lễ này, với các phần tố tụng ở tòa án khu vực Oslo dự kiến sẽ được truyền hình trực tiếp đến 17 tòa án địa phương trên cả nước cho hơn 770 người sống sót và gia đình các nạn nhân bên nguyên đơn./.
Nhân vật cực hữu 33 tuổi này đã thừa nhận thực hiện hành vi đó, nhưng không nhận tội. Hiện câu hỏi còn chưa giải quyết là tình trạng thần kinh của Breivik ra sao và hắn sẽ bị án tù hay được đưa vào một trại tâm thần.
Ngày 22/7/2011, Breivik cho nổ một quả bom xe bên ngoài một tòa nhà chính quyền ở Oslo, khiến tám người thiệt mạng và 200 người khác bị thương.
Sau đó hắn đi đến hòn đảo nhỏ Utoeya ở tây bắc thủ đô Na Uy, nơi đang diễn ra một trại hè của các đoàn viên Đảng Lao động cầm quyền. Giả trang làm cảnh sát, hắn đã dành hơn một giờ đồng hồ bắn chết một cách có hệ thống và phương pháp 69 người, hầu hết là thanh thiếu niên bị mắc kẹt trên hòn đảo.
Chưa bao giờ một kẻ xả súng hành động đơn độc gây ra nhiều cái chết đén thế, theo Jack Levin và James Alan Fox, các tác giả của nhiều quyển sách về những vụ giết người hàng loạt.
“Từng có những vụ thảm sát lớn hơn sử dụng các loại vũ khí khác, nhưng chưa có vụ dùng súng nào gây ra thiệt hại về nhân mạng lớn như vậy”, Levin, một giá sư về tội phạm học ở Đại học Northeastern ở Boston, Mỹ, cho biết. “Những kẻ khủng bố thường muốn tối đa hóa thiệt hại về người, nên chúng sử dụng thuốc nổ”, giống trong vụ đánh bom ở thành phố Oklahoma City khiến 168 người thiệt mạng vào tháng 4/1995.
Breivik, tuyên bố là một hiệp sĩ thánh chiến chống lại “cuộc xâm lăng của Hồi giáo” ở châu Âu và một xã hội đa văn hóa như thông điệp của chính quyền trung tả Na Uy và nhất là Đảng Lao động của Thủ tướng Jens Stoltenberg, tự mô tả hành động của mình là “tàn ác nhưng cần thiết”.
Trong một động thái đảo ngược hiếm thấy ở các phiên tòa, những luật sư của bị cáo cho rằng Breivik hoàn toàn tỉnh táo và có thể chịu trách nhiệm về hành vi của mình trong khi bên công tố lại muốn tuyên Breivik bị tâm thần, theo đánh giá của các chuyên gia được chỉ định.
Nhân vật cực hữu này đã nói rằng việc bị tuyên bố tâm thần và đưa vào trại “còn tệ hơn cái chết” với hắn, bởi lẽ Breivik không muốn phá hủy thông điệp chính trị trình bài trong bản tuyên ngôn 1.500 trang hắn đăng trên mạng không lâu trước các cuộc tấn công, theo lời những luật sư bên bị.
Bên bị cũng cho rằng Breivik không nên bị án tù chung thân. “Tù chung thân không tồn tại ở Na Uy. Một lúc nào đó, anh ta sẽ trở lại với xã hội, không phải trong tương lai gần, nhưng trong nhiều năm nữa”, luật sư chính của Breivik, Geir Lippestad, nói.
Nhưng dù Na Uy chỉ có án tù tối đa là 21 năm, Breivik vẫn có thể bị giam giữ suốt đời theo một điều luật đặc biệt cho phép gia hạn án tù chừng nào hắn còn bị coi là mối nguy hiểm với xã hội.
Tuy nhiên, nếu theo đúng yêu cầu của bên công tố và Breivik bị kết luận thần kinh, hắn sẽ được điều trị và giam giữ trong một bệnh viện tâm thần, có thể là suốt đời.
Cuối năm ngoái, hai chuyên gia thần kinh đã tiến hành các đánh giá theo chỉ định của tòa án và kết luận Breivik bị tâm thần phân liệt và hoan tưởng, nên không thể bị kết án tù. Kết luận đã gây ra tranh cãi dữ dội ở Na Uy, và tòa án phải yêu cầu một đánh giá thứ hai bởi hai chuyên gia khác, dự kiến sẽ công bố kết quả vào ngày thứ Ba.
Năm thẩm phán ở Oslo sẽ có kết luận cuối cùng về việc Breivik có bị tâm thần hay không khi đưa ra phán quyết của họ, có thể là vào giữa tháng 7 năm nay.
Nếu bị đưa vào trại tâm thần, các công tố viên nói Breivik sẽ không bao giờ được tự do. “Chúng ta sẽ khốn khổ nếu hắn ta lại đi ra ngoài đường phố như một kẻ tự do trong vài năm nữa”, Svein Holden, một trong hai công tố viên phụ trách vụ việc, nói với AFP.
Hàng trăm nhà báo của khoảng 210 hãng tin trên toàn thế giới đã đăng ký theo dõi phiên tòa kéo dài 10 tuần lễ này, với các phần tố tụng ở tòa án khu vực Oslo dự kiến sẽ được truyền hình trực tiếp đến 17 tòa án địa phương trên cả nước cho hơn 770 người sống sót và gia đình các nạn nhân bên nguyên đơn./.
Trần Trọng (Vietnam+)