Ngày 15/2, Ngân hàng Trung ương Philippines (BSP) cho biết lượng kiều hối do người dân nước này ở nước ngoài gửi về qua các ngân hàng trong năm 2011 đạt 20,1 tỷ USD, tăng 7,2% so với năm 2010. Đặc biệt, lượng kiều hối trong tháng 12 đạt mức cao nhất trong năm với 1,8 tỷ USD.
Theo BSP, lượng tiền mặt chuyển về Philippines ước tính chiếm khoảng 9% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tiếp tục là nguồn đóng góp lớn trong việc kích thích nhu cầu trong nước.
Dòng kiều hối chảy về Philippines chủ yếu từ các nước như Mỹ, Anh, Canada, Arập Xêút, Nhật Bản, Singapore, Các tiểu Vương quốc Arập thống nhất, Italy, Đức và Na Uy.
Phó thống đốc BSP Juan de Zuiga Jr. nhận định rằng kiều hối chảy về Philippines vẫn bền vững trong suốt cả năm trong bối cảnh cuộc khủng hoảng chính trị ở một số vùng của Trung Đông và Bắc Phi, sự suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu và sự căng thẳng tài chính gia tăng do khủng hoảng nợ ở khu vực sử dụng đồng euro.
Ông lý giải với các điểm đến đa dạng và kỹ năng làm việc của người Philippines, cùng với các mạng lưới chiến lược của các nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng trên toàn cầu cũng như các sản phẩm tài chính mới và các dịch vụ chuyển tiền được cung cấp trên thị trường đã giúp Philippines thu hút được kiều hối toàn cầu tốt hơn.
Tính đến cuối tháng 12/2011, các ngân hàng thương mại được thành lập, các trung tâm chuyển tiền, ngân hàng đại lý, chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài của Philippines đã tăng 3,1% lên 4.723 so với 4.581 cơ sở vào cuối tháng 12/2010.
Báo cáo mới nhất của Cục Quản lý việc làm Ngoài nước Philippines cho thấy trong tháng 1/2012, khoảng 7.160 trong tổng số 58.123 đơn đặt hàng việc làm đã được phê duyệt, chủ yếu trong các lĩnh vực dịch vụ, sản xuất, và các loại công việc liên quan đến chuyên môn, kỹ thuật.
Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống Nhất, Arập Xêút, Qatar, Singapore, Kuwait và Đài Loan là những nước và vùng lãnh thổ có nhu cầu cao đối với lao động Philippines./.
Theo BSP, lượng tiền mặt chuyển về Philippines ước tính chiếm khoảng 9% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tiếp tục là nguồn đóng góp lớn trong việc kích thích nhu cầu trong nước.
Dòng kiều hối chảy về Philippines chủ yếu từ các nước như Mỹ, Anh, Canada, Arập Xêút, Nhật Bản, Singapore, Các tiểu Vương quốc Arập thống nhất, Italy, Đức và Na Uy.
Phó thống đốc BSP Juan de Zuiga Jr. nhận định rằng kiều hối chảy về Philippines vẫn bền vững trong suốt cả năm trong bối cảnh cuộc khủng hoảng chính trị ở một số vùng của Trung Đông và Bắc Phi, sự suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu và sự căng thẳng tài chính gia tăng do khủng hoảng nợ ở khu vực sử dụng đồng euro.
Ông lý giải với các điểm đến đa dạng và kỹ năng làm việc của người Philippines, cùng với các mạng lưới chiến lược của các nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng trên toàn cầu cũng như các sản phẩm tài chính mới và các dịch vụ chuyển tiền được cung cấp trên thị trường đã giúp Philippines thu hút được kiều hối toàn cầu tốt hơn.
Tính đến cuối tháng 12/2011, các ngân hàng thương mại được thành lập, các trung tâm chuyển tiền, ngân hàng đại lý, chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài của Philippines đã tăng 3,1% lên 4.723 so với 4.581 cơ sở vào cuối tháng 12/2010.
Báo cáo mới nhất của Cục Quản lý việc làm Ngoài nước Philippines cho thấy trong tháng 1/2012, khoảng 7.160 trong tổng số 58.123 đơn đặt hàng việc làm đã được phê duyệt, chủ yếu trong các lĩnh vực dịch vụ, sản xuất, và các loại công việc liên quan đến chuyên môn, kỹ thuật.
Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống Nhất, Arập Xêút, Qatar, Singapore, Kuwait và Đài Loan là những nước và vùng lãnh thổ có nhu cầu cao đối với lao động Philippines./.
Kim Dung/Kuala Lumpur (Vietnam+)