Chứng khoán Mỹ đã thoát khỏi đà giảm điểm sâu của phiên trước và bật tăng trong phiên giao dịch ngày 17/7, sau khi Chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke cam kết rằng FED sẽ hành động nếu tình hình kinh tế trở nên tồi tệ hơn.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 78,33 điểm, lên 12.805,54 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng ghi thêm 10,03 điểm, lên 1.363,67 điểm, trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq tiến 13,10 điểm, đóng cửa ở mức 2.910,04 điểm.
Trong phiên điều trần đầu tiên trước Ủy ban Ngân hàng Thượng viện cuối ngày 17/7, Chủ tịch FED Bernanke đã đưa ra nhận định về viễn cảnh “u ám” của nền kinh tế Mỹ, giữa lúc Washington vừa liên tiếp đón nhận các số liệu kinh tế đáng thất vọng, còn cuộc khủng hoảng nợ dai dẳng tại châu Âu thì vẫn chưa có chiều hướng dịu bớt.
Ông Bernanke cho biết tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới đã giảm tốc còn khoảng 2% trong ba tháng đầu năm 2012 và có nguy cơ suy yếu hơn nữa trong quý hai năm nay. Tuy nhiên, động thái này không hề khiến thị trường cổ phiếu chao đảo mà ngược lại, các chỉ số chứng khoán Phố Wall còn bất ngờ quay đầu đi lên bởi người đứng đầu FED lại để ngỏ khả năng sẽ tung ra đợt nới lỏng có định lượng mới (QE3) nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Theo ông Bernanke, các nhà hoạch định chính sách Mỹ sẽ xem xét các biện pháp mới nếu thị trường lao động nước này không hồi phục hoặc có nguy cơ giảm phát. Oliver Pursche, Chủ tịch Hãng dịch vụ tài chính Gary Goldberg (New York), cho hay: "Chúng tôi dự đoán FED sẽ tung ra QE3 sớm nhất là vào tháng Tám tới."
Cùng ngày, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, các thị trường chứng khoán châu Âu lại biến động trái chiều, do tâm lý đan xen của giới đầu tư trước diễn biến khởi sắc của Phố Wall và sự bế tắc của cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực. Kết thúc phiên này, tại London, chỉ số FTSE 100 của Anh mất 0,59%, xuống còn 5.629,09 điểm.
Trong khi đó, tại thị trường Paris, chỉ số CAC 40 của Pháp cũng giảm nhẹ 0,09%, xuống 3.176,97 điểm; còn tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX 30 lại tăng 0,18%, chốt ở mức 6.577,64 điểm.
Sang tới phiên giao dịch ngày 18/7, xu hướng tăng giảm bất nhất cũng diễn ra trên hầu hết các sàn chứng khoán tại châu Á. Nối gót đà đi lên của chứng khoán Mỹ trong đêm trước, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tiếp tục ghi thêm 41,15 điểm, lên 8.796,15 điểm chỉ trong vài phút đầu của phiên giao dịch 18/7.
Trong khi đó, tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong lại đồng loạt khai phiên với “sắc đỏ," do những lo ngại không dứt của giới đầu tư về sự chững lại của nền kinh tế Trung Quốc và báo cáo lợi nhuận yếu kém của các doanh nghiệp nước này.
Mở cửa, chỉ số Hang Seng và Shanghai Composite lần lượt hạ 77,12 điểm và 5,79 điểm, xuống còn 19.378,21 điểm và 2.155,40 điểm./.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 78,33 điểm, lên 12.805,54 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng ghi thêm 10,03 điểm, lên 1.363,67 điểm, trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq tiến 13,10 điểm, đóng cửa ở mức 2.910,04 điểm.
Trong phiên điều trần đầu tiên trước Ủy ban Ngân hàng Thượng viện cuối ngày 17/7, Chủ tịch FED Bernanke đã đưa ra nhận định về viễn cảnh “u ám” của nền kinh tế Mỹ, giữa lúc Washington vừa liên tiếp đón nhận các số liệu kinh tế đáng thất vọng, còn cuộc khủng hoảng nợ dai dẳng tại châu Âu thì vẫn chưa có chiều hướng dịu bớt.
Ông Bernanke cho biết tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới đã giảm tốc còn khoảng 2% trong ba tháng đầu năm 2012 và có nguy cơ suy yếu hơn nữa trong quý hai năm nay. Tuy nhiên, động thái này không hề khiến thị trường cổ phiếu chao đảo mà ngược lại, các chỉ số chứng khoán Phố Wall còn bất ngờ quay đầu đi lên bởi người đứng đầu FED lại để ngỏ khả năng sẽ tung ra đợt nới lỏng có định lượng mới (QE3) nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Theo ông Bernanke, các nhà hoạch định chính sách Mỹ sẽ xem xét các biện pháp mới nếu thị trường lao động nước này không hồi phục hoặc có nguy cơ giảm phát. Oliver Pursche, Chủ tịch Hãng dịch vụ tài chính Gary Goldberg (New York), cho hay: "Chúng tôi dự đoán FED sẽ tung ra QE3 sớm nhất là vào tháng Tám tới."
Cùng ngày, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, các thị trường chứng khoán châu Âu lại biến động trái chiều, do tâm lý đan xen của giới đầu tư trước diễn biến khởi sắc của Phố Wall và sự bế tắc của cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực. Kết thúc phiên này, tại London, chỉ số FTSE 100 của Anh mất 0,59%, xuống còn 5.629,09 điểm.
Trong khi đó, tại thị trường Paris, chỉ số CAC 40 của Pháp cũng giảm nhẹ 0,09%, xuống 3.176,97 điểm; còn tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX 30 lại tăng 0,18%, chốt ở mức 6.577,64 điểm.
Sang tới phiên giao dịch ngày 18/7, xu hướng tăng giảm bất nhất cũng diễn ra trên hầu hết các sàn chứng khoán tại châu Á. Nối gót đà đi lên của chứng khoán Mỹ trong đêm trước, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tiếp tục ghi thêm 41,15 điểm, lên 8.796,15 điểm chỉ trong vài phút đầu của phiên giao dịch 18/7.
Trong khi đó, tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong lại đồng loạt khai phiên với “sắc đỏ," do những lo ngại không dứt của giới đầu tư về sự chững lại của nền kinh tế Trung Quốc và báo cáo lợi nhuận yếu kém của các doanh nghiệp nước này.
Mở cửa, chỉ số Hang Seng và Shanghai Composite lần lượt hạ 77,12 điểm và 5,79 điểm, xuống còn 19.378,21 điểm và 2.155,40 điểm./.
Minh Trang (TTXVN)