Giá cổ phiếu tại phố Wall phiên 20/5 sụt giảm với tốc độ mạnh nhất trong hơn một năm qua khiến các sàn chứng khoán châu Á phiên 21/5 rơi vào cảnh náo động.
Nhà đầu tư không những lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) mà còn nghi ngờ về "sức khỏe" của kinh tế Mỹ. Họ muốn bán cổ phiếu và giữ chặt tiền mặt.
Theo thống kê của Bộ Lao động Mỹ, trong tuần kết thúc vào ngày 15/5, lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại nước này tăng 5,6% so với tuần trước đó, lên 471.000 đơn.
Chỉ số chứng khoán khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) MSCI giảm 0,4% xuống mức thấp nhất trong tám tháng qua.
Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei đã có lúc giảm 3,2% xuống 9.696,63 điểm, mức thấp nhất trong năm tháng qua, nhưng sau đó đã lấy lại đôi chút "sinh lực" và đóng cửa với mức giảm 2,45%. Kể từ đầu tuần tới nay, chỉ số này đã giảm hơn 6,5%.
Các sàn chứng khoán châu Á ngập tràn sắc đỏ trong phiên giao dịch 21/5. Thị trường Sydney đóng cửa với mức giảm 0,26%, sau khi rớt xuống mức thấp nhất trong 10 tháng qua.
Giá cổ phiếu tại Wellington giảm 1,97% xuống mức thấp nhất kể từ ngày 21/8/2009.
Thị trường chứng khoán Đài Bắc giảm 2,51% bất chấp những thống kê tươi sáng về tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng lãnh thổ này.
Thị trường Manila giảm 1,07%. Thị trường Bangkok đóng cửa phiên thứ hai liên tiếp do bạo động chính trị. Thị trường Hongkong đóng cửa giao dịch nghỉ lễ.
Thượng Hải là điểm sáng hiếm hoi trên bản đồ chứng khoán châu Á phiên 21/5. Chỉ số tổng hợp Thượng Hải tăng 27,58 điểm lên 2.583,52 điểm, khi tâm lý lo ngại về khả năng Bắc Kinh siết chặt các biện pháp tiền tệ có phần lắng dịu.
Giới tài chính nhận định chứng khoán châu Âu cũng sẽ giảm điểm khi mở cửa phiên 21/5, với các chỉ số FTSE 100 (Anh), DAX (Đức) và CAC-40 (Pháp) có thể giảm từ 0,8-1,1%./.
Nhà đầu tư không những lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) mà còn nghi ngờ về "sức khỏe" của kinh tế Mỹ. Họ muốn bán cổ phiếu và giữ chặt tiền mặt.
Theo thống kê của Bộ Lao động Mỹ, trong tuần kết thúc vào ngày 15/5, lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại nước này tăng 5,6% so với tuần trước đó, lên 471.000 đơn.
Chỉ số chứng khoán khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) MSCI giảm 0,4% xuống mức thấp nhất trong tám tháng qua.
Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei đã có lúc giảm 3,2% xuống 9.696,63 điểm, mức thấp nhất trong năm tháng qua, nhưng sau đó đã lấy lại đôi chút "sinh lực" và đóng cửa với mức giảm 2,45%. Kể từ đầu tuần tới nay, chỉ số này đã giảm hơn 6,5%.
Các sàn chứng khoán châu Á ngập tràn sắc đỏ trong phiên giao dịch 21/5. Thị trường Sydney đóng cửa với mức giảm 0,26%, sau khi rớt xuống mức thấp nhất trong 10 tháng qua.
Giá cổ phiếu tại Wellington giảm 1,97% xuống mức thấp nhất kể từ ngày 21/8/2009.
Thị trường chứng khoán Đài Bắc giảm 2,51% bất chấp những thống kê tươi sáng về tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng lãnh thổ này.
Thị trường Manila giảm 1,07%. Thị trường Bangkok đóng cửa phiên thứ hai liên tiếp do bạo động chính trị. Thị trường Hongkong đóng cửa giao dịch nghỉ lễ.
Thượng Hải là điểm sáng hiếm hoi trên bản đồ chứng khoán châu Á phiên 21/5. Chỉ số tổng hợp Thượng Hải tăng 27,58 điểm lên 2.583,52 điểm, khi tâm lý lo ngại về khả năng Bắc Kinh siết chặt các biện pháp tiền tệ có phần lắng dịu.
Giới tài chính nhận định chứng khoán châu Âu cũng sẽ giảm điểm khi mở cửa phiên 21/5, với các chỉ số FTSE 100 (Anh), DAX (Đức) và CAC-40 (Pháp) có thể giảm từ 0,8-1,1%./.
Hương Giang (Vietnam+)