Một loạt tin tức u ám về nền kinh tế toàn cầu, nhất là tại Khu vực Eurozone và ngay chính tại nước Mỹ, đã dìm chứng khoán Mỹ chìm sâu trong tuần giao dịch vừa qua, khiến Phố Wall mất hết thành quả gặt hái được từ đầu năm tới nay.
Sự sụt giảm "theo đà thẳng đứng" trong phiên giao dịch cuối tuần 1/6 vừa qua đã khiến chỉ số chính Dow Jones đóng cửa ở mức điểm thấp hơn mức điểm của nó vào lúc khởi đầu năm nay và đây là tuần đầu tiên kể từ đầu năm xảy ra hiện tượng này. Hai chỉ số chính khác là S&P 500 và Nasdaq cũng cận kề gần các mức thấp nhất kể từ tháng Một tới nay.
Tính chung cả tuần qua, Dow Jones mất 3,3% xuống 12.118,57 điểm, còn tính từ đầu năm, chỉ số này để mất 0,81%. Riêng trong phiên cuối tuần 1/6 (cũng là phiên đầu tiên của một tháng mới), chỉ số này "bốc hơi" tới 274,88 điểm, tương ứng mất 2,22%. Tương tự, S&P 500 cũng giảm 3,0% trong cả tuần về 1.278,04 điểm, trong khi Nasdaq mất 3,2% lùi về 2.747,48 điểm.
Trong khi tình hình ở Hy Lạp, Tây Ban Nha, cùng sự trở lại của cuộc khủng hoảng nợ công ở Khu vực Eurozone luôn là bóng đen thường trực phủ lên các thị trường, thì những số liệu chính thức từ Trung Quốc cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang tăng trưởng chậm lại và số liệu từ Mỹ cũng đang khẳng định rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn hồi phục chậm chạp, là những nhân tố thực sự đẩy các nhà giao dịch vào tâm trạng bi quan, bán tháo cổ phiếu.
Và thứ Sáu vừa qua (1/6) lại thực sự là một ngày "thứ Sáu đen tối" nữa, khi thị trường đón nhận liền một lúc một loạt tin "cực xấu" từ hai nền kinh tế đầu tàu này. Đó là các chỉ số công nghiệp trong tháng Năm vừa qua đều sụt giảm ở cả Trung Quốc lẫn Mỹ, trong khi tại Mỹ, lượng việc làm mới được tạo ra trong tháng Năm cũng đầy thất vọng, chỉ có thêm 69.000 việc làm, chưa bằng một nửa so với kỳ vọng.
Các nhà phân tích và giao dịch đều nhất trí nhận định rằng đây là một ngày đen tối của chứng khoán Mỹ khi mà các nhà đầu tư hầu như không còn giữ được bình tĩnh nữa, nếu không nói là đã hoảng loạn, trước số liệu việc làm quá thất vọng của nước này trong tháng Năm vừa qua.
Chưa hết, niềm tin của giới đầu tư vào việc Trung Quốc sẽ là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu cũng vụt tắt khi Bắc Kinh phát đi tín hiệu cho thấy nước này không dự định tung ra kế hoạch kích thích tăng trưởng nào cả.
Các "hung tin" cũng đẩy các thị trường hàng hóa toàn cầu; trong đó có dầu mỏ, chúc đầu đi xuống, và lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ cũng giảm xuống các mức thấp mới. nhà phân tích Peter Cardillo thuộc Rockwell Global Capital, bình luận: "Tôi không muốn nói là chúng ta đang ở vào một giai đoạn thê thảm, song các nhà đầu tư khó mà không bán tháo các cổ phiếu của họ."
Các nhà đầu tư Mỹ còn bị "khủng bố" vì sự sụt giảm của cổ phiếu Facebook khi cổ phiếu này vào lúc khép lại tuần qua đã rơi xuống còn có 27,72 USD/cổ phiếu, để mất tới 27% giá trị so với mức giá khởi điểm khi chào sàn ngày 18/5 vừa qua sau đợt chào bán IPO lịch sử là 38 USD/cổ phiếu. Trang mạng xã hội nổi tiếng này cũng "tiếp nhận" tới ít nhất là 9 đơn kiện cho tới cuối tuần qua.
Tuy nhiên, phần lớn các nhà phân tích cho rằng, các thông tin kinh tế tuy là xấu song phản ứng của các nhà đầu tư đã tỏ ra quá mức và tâm lý bi quan cũng "hơi quá đà."
Trong tuần tới, thị trường có thể sẽ đón nhận những số liệu kinh tế tươi sáng hơn, mặc dù bây giờ mọi tâm điểm chú ý đang đổ dồn vào Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), ông Ben Bernanke, xem có tín hiệu nào cho thấy FED sẽ nới thêm các biện pháp kích thích kinh tế hay không sau sự phục hồi chậm chạp kể từ đầu năm đến nay.
Tương tự, giới đầu tư cũng hết sức chú ý đến các động thái của Chính phủ Trung Quốc cũng như của các lãnh đạo châu Âu, nhất là Khu vực Eurozone./.
Sự sụt giảm "theo đà thẳng đứng" trong phiên giao dịch cuối tuần 1/6 vừa qua đã khiến chỉ số chính Dow Jones đóng cửa ở mức điểm thấp hơn mức điểm của nó vào lúc khởi đầu năm nay và đây là tuần đầu tiên kể từ đầu năm xảy ra hiện tượng này. Hai chỉ số chính khác là S&P 500 và Nasdaq cũng cận kề gần các mức thấp nhất kể từ tháng Một tới nay.
Tính chung cả tuần qua, Dow Jones mất 3,3% xuống 12.118,57 điểm, còn tính từ đầu năm, chỉ số này để mất 0,81%. Riêng trong phiên cuối tuần 1/6 (cũng là phiên đầu tiên của một tháng mới), chỉ số này "bốc hơi" tới 274,88 điểm, tương ứng mất 2,22%. Tương tự, S&P 500 cũng giảm 3,0% trong cả tuần về 1.278,04 điểm, trong khi Nasdaq mất 3,2% lùi về 2.747,48 điểm.
Trong khi tình hình ở Hy Lạp, Tây Ban Nha, cùng sự trở lại của cuộc khủng hoảng nợ công ở Khu vực Eurozone luôn là bóng đen thường trực phủ lên các thị trường, thì những số liệu chính thức từ Trung Quốc cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang tăng trưởng chậm lại và số liệu từ Mỹ cũng đang khẳng định rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn hồi phục chậm chạp, là những nhân tố thực sự đẩy các nhà giao dịch vào tâm trạng bi quan, bán tháo cổ phiếu.
Và thứ Sáu vừa qua (1/6) lại thực sự là một ngày "thứ Sáu đen tối" nữa, khi thị trường đón nhận liền một lúc một loạt tin "cực xấu" từ hai nền kinh tế đầu tàu này. Đó là các chỉ số công nghiệp trong tháng Năm vừa qua đều sụt giảm ở cả Trung Quốc lẫn Mỹ, trong khi tại Mỹ, lượng việc làm mới được tạo ra trong tháng Năm cũng đầy thất vọng, chỉ có thêm 69.000 việc làm, chưa bằng một nửa so với kỳ vọng.
Các nhà phân tích và giao dịch đều nhất trí nhận định rằng đây là một ngày đen tối của chứng khoán Mỹ khi mà các nhà đầu tư hầu như không còn giữ được bình tĩnh nữa, nếu không nói là đã hoảng loạn, trước số liệu việc làm quá thất vọng của nước này trong tháng Năm vừa qua.
Chưa hết, niềm tin của giới đầu tư vào việc Trung Quốc sẽ là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu cũng vụt tắt khi Bắc Kinh phát đi tín hiệu cho thấy nước này không dự định tung ra kế hoạch kích thích tăng trưởng nào cả.
Các "hung tin" cũng đẩy các thị trường hàng hóa toàn cầu; trong đó có dầu mỏ, chúc đầu đi xuống, và lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ cũng giảm xuống các mức thấp mới. nhà phân tích Peter Cardillo thuộc Rockwell Global Capital, bình luận: "Tôi không muốn nói là chúng ta đang ở vào một giai đoạn thê thảm, song các nhà đầu tư khó mà không bán tháo các cổ phiếu của họ."
Các nhà đầu tư Mỹ còn bị "khủng bố" vì sự sụt giảm của cổ phiếu Facebook khi cổ phiếu này vào lúc khép lại tuần qua đã rơi xuống còn có 27,72 USD/cổ phiếu, để mất tới 27% giá trị so với mức giá khởi điểm khi chào sàn ngày 18/5 vừa qua sau đợt chào bán IPO lịch sử là 38 USD/cổ phiếu. Trang mạng xã hội nổi tiếng này cũng "tiếp nhận" tới ít nhất là 9 đơn kiện cho tới cuối tuần qua.
Tuy nhiên, phần lớn các nhà phân tích cho rằng, các thông tin kinh tế tuy là xấu song phản ứng của các nhà đầu tư đã tỏ ra quá mức và tâm lý bi quan cũng "hơi quá đà."
Trong tuần tới, thị trường có thể sẽ đón nhận những số liệu kinh tế tươi sáng hơn, mặc dù bây giờ mọi tâm điểm chú ý đang đổ dồn vào Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), ông Ben Bernanke, xem có tín hiệu nào cho thấy FED sẽ nới thêm các biện pháp kích thích kinh tế hay không sau sự phục hồi chậm chạp kể từ đầu năm đến nay.
Tương tự, giới đầu tư cũng hết sức chú ý đến các động thái của Chính phủ Trung Quốc cũng như của các lãnh đạo châu Âu, nhất là Khu vực Eurozone./.
Thùy Chi (TTXVN)