Không một đồng học phí, không một lời thở than, 18 năm qua lớp học đặc biệt của bà giáo Hồ Hương Nam vẫn âm thầm tồn tại, ngày ngày dạy dỗ các em nhỏ bị thiểu năng trí tuệ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Đều đặn một tuần 6 buổi, bà Nam đến với lớp học đặc biệt của mình, vừa dạy dỗ vừa là nơi để sẻ chia đồng cảm giúp những trẻ em khuyết tật có thêm niềm tin vào cuộc sống. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Ở tuổi 83, thật khó nghĩ rằng, người phụ nữ nhỏ nhắn, bàn tay run run mỗi khi cầm nắm nhưng ánh mắt lại sáng ngời mỗi khi dạy dỗ những đứa trẻ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Lớp học của bà giáo Hồ Hương Nam gồm các em nhỏ bị khuyết tật dạng câm, điếc bẩm sinh, khuyết tật tứ chi hoặc trẻ bị bệnh đao. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Khác với học sinh thường, những em học sinh khuyết tật được bà tận tình cầm tay, chỉ dẫn, uốn nắn từng chữ O, chữ A. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Khi thì bà kiểm tra tính toán của một em nhỏ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Lúc lại trò chuyện với một em bị khiếm thính bẩm sinh. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Cứ thế suốt 2 tiếng đồng hồ, lớp học đặc biệt diễn ra trong tiếng nhạc dìu dặt, tiếng ú ớ, ngọng nghịu của học sinh, những ký hiệu và cả giọng nói trầm trầm xứ Huế của bà Nam. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Nhờ có bà Nam dạy dỗ đến nay, không chỉ chị Thúy mà những em nhỏ ở đây đã mạnh dạn và hòa nhập với cộng đồng hơn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Những nét chữ của các em đã đều hơn, cứng cáp hơn qua từng ngày được bà Nam dạy. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Bất cứ ai nhìn vào cái cách bà chăm chút cho từng đứa trẻ trong lớp mới thấy được niềm hạnh phúc vô bờ bến trong công việc mà 18 năm qua bà âm thầm cống hiến. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Nhân dịp Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, rất nhiều tổ chức ban ngành, đoàn thể đã mang hoa đến chia vui cùng bà, đều chúc bà thành công với lớp học tình thương đặc biệt này. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
‘Còn sống ngày nào, tôi vẫn sẽ còn đến lớp để dạy dỗ chúng nên người. Việc dạy với tôi chưa bao giờ là đủ cả’. Nhà giáo Hồ Hương Nam chia sẻ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Vietnam+)