Nhiều năm nay, khu vực thượng nguồn sông Sài Gòn (đoạn giáp ranh giữa ba tỉnh Bình Phước, Bình Dương và Tây Ninh) bị "bức tử" từng ngày bởi hoạt động xả thải gây ô nhiễm môi trường của các nhà máy chế biến đóng trên địa bàn.
Dọc đoạn sông dài khoảng 7km từ thượng nguồn sông Sài Gòn thuộc xã Minh Tâm, huyện Hớn Quản (ranh giới giữa tỉnh Bình Phước và Bình Dương), dòng nước chuyển màu liên tục từ màu nâu đục cho đến những lớp váng xanh phủ kín cả dòng sông, bốc mùi hôi thối, tanh bẩn.
Tình trạng ô nhiễm này ảnh hưởng nghiêm trọng đến an sinh của người dân địa phương và hủy hoại môi trường nước tự nhiên của toàn khu vực, đặc biệt là hồ Dầu Tiếng, nơi sông Sài Gòn đổ vào.
Mặt sông Sài Gòn "ngộp thở” bởi váng xanh. (Ảnh: Đậu Tất Thành/TTXVN)
Khúc sông đoạn qua xã Tân Hiệp những ngày nước lặng như bị đổ phẩm màu. (Ảnh: Đậu Tất Thành/TTXVN)
Từng mảng váng xanh, keo dính lại như mủ cao su. (Ảnh: Đậu Tất Thành/TTXVN)
Đường ống xả thải của Công ty chăn nuôi heo Việt Phước, doanh nghiệp của Đài Loan (Trung Quốc) đóng tại xã Minh Tâm, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước. (Ảnh: Đậu Tất Thành/TTXVN)
Chất thải của công ty này được xả trực tiếp qua đường ống kích cỡ D200 ra lòng sông Sài Gòn. (Ảnh: Đậu Tất Thành/TTXVN)
Người dân không thể chịu nổi mùi hôi thối bốc lên từ khe nước này. (Ảnh: Đậu Tất Thành/TTXVN)
Nước thải có màu nâu đục, bị nghi ngờ là chưa qua bất kì công đoạn xử lý nào, được xả trực tiếp ra sông Sài Gòn. (Ảnh: Đậu Tất Thành/TTXVN)
Người dân sống bên cầu Sài Gòn bị ảnh hưởng nặng nề bởi ô nhiễm. (Ảnh: Đậu Tất Thành/TTXVN)
Người dân sống bên cầu Sài Gòn bị ảnh hưởng nặng nề bởi ô nhiễm. (Ảnh: Đậu Tất Thành/TTXVN)
(TTXVN/Vietnam+)