Các nước phương Tây trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 11/7 đã đệ trình một bản dự thảo nghị quyết yêu cầu trừng phạt Syria vì cuộc xung đột ngày càng tồi tệ tại quốc gia Trung Đông này.
Các phái viên cho biết, bản dự thảo nghị quyết trên tạo cơ sở cho một cuộc tranh luận mới tại Hội đồng Bảo an liên quan đến vấn đề Syria trong những ngày tới, sau khi Nga trước đó cũng đệ trình một bản dự thảo riêng, trong đó không bao hàm đe dọa áp đặt các biện pháp chống lại Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Đại sứ Anh tại Liên hợp quốc Mark Lyall Grant tuyên bố với báo giới rằng, bản dự thảo nghị quyết được Anh, Pháp, Mỹ và Đức đệ trình sau khi Đặc phái viên chung Liên hợp quốc-Liên đoàn Arập (AL) Kofi Annan báo cáo trước Hội đồng Bảo an, trong đó nêu rõ sẽ có "những hậu quả nghiêm trọng" nếu chính quyền Damacus và phe đối lập Syria không thực thi kế hoạch hòa bình sáu điểm của ông.
[Nga không thay đổi lập trường trong vấn đề Syria]
Cũng theo dự thảo nghị quyết mới, các nước phương Tây muốn ấn định cho Chính quyền của Tổng thống al-Assad thời hạn chót 10 ngày để chấm dứt việc sử dụng các loại vũ khí hạng nặng, nếu không sẽ phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt ngoại giao và kinh tế theo Điều 41 Chương VII của Hiến chương Liên hợp quốc.
Một bản sao dự thảo nghị quyết mà hãng tin AFP có được cho thấy, nghị quyết cho phép áp đặt những biện pháp trừng phạt phi quân sự một khi lực lượng Chính phủ Syria tiếp tục tấn công các thành phố.
Dự thảo nghị quyết cũng gia hạn sứ mệnh giám sát của Phái bộ quan sát viên Liên hợp quốc tại Syria (UNSMIS) thêm 45 ngày thay vì kết thúc vào ngày 20/7. Văn bản này cũng ủng hộ đề xuất của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon về việc gia tăng nhiệm vụ chính trị của UNSMIS và cắt giảm số quan sát viên quân sự (hiện có 300 người) tại Syria.
Phản ứng về bản dự thảo nghị quyết trên, Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Susan Rice cho rằng, hiện tại UNSMIS không thể thực thi sứ mệnh của mình, do đó cần phải có những biện pháp cụ thể để tăng sức ép với Syria.
Đại sứ Pháp Gérard Araud cho rằng, bản dự thảo nghị quyết của Nga là "chưa đủ," "không trao cho đặc phái viên Annan các phương tiện để hành động." Nhà ngoại giao này nhấn mạnh, hàng trăm người Syria đã thiệt mạng trong những tuần qua và Hội đồng Bảo an cần phải nhanh chóng hành động.
Trong khi đó, Phó Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc Igor Pankine nêu rõ, Chương VII của Hiến chương Liên hợp quốc là biện pháp cuối cùng và không phải là một công cụ hữu hiệu trong nhiều trường hợp. Ông cũng khẳng định, Đặc phái viên Annan không yêu cầu Nga đưa các biện pháp trừng phạt vào dự thảo nghị quyết về vấn đề Syria.
Giới ngoại giao cho biết, các cuộc thảo luận về hai bản dự thảo nghị quyết của phương Tây và Nga dự kiến sẽ diễn ra tại Liên hợp quốc trong ngày 12/7. Và một cuộc bỏ phiếu phải được tiến hành trước ngày 20/7, thời điểm sứ mệnh giám sát của Liên hợp quốc tại Syria hết hiệu lực.
Trong khi đó, Đặc phái viên Annan cùng ngày cho biết, Hội đồng Bảo an đang thảo luận hành động tiếp theo nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria.
Trả lời phỏng vấn của báo chí, ông Annan cho biết, trong cuộc thảo luận với Tổng thống Syria al-Assad tại Damacus hồi đầu tuần, nhà lãnh đạo Syria đã đề cập khả năng thành lập một chính phủ chuyển tiếp tại nước này.
Ông Annan đang cân nhắc người mà Tổng thống al-Assad đề cử làm phát ngôn viên cho chính quyền khi Damacus tìm cách thành lập chính phủ chuyển tiếp với phe đối lập, song không tiết lộ danh tính của người này.
Cũng theo ông Annan, các chính phủ Iran và Iraq đã cam kết ủng hộ kế hoạch hòa bình sáu điểm của ông đối với Syria.
Trong một diễn biến khác, ngày 11/7, một nhà ngoại giao Arập tại Baghdad cho biết, Đại sứ Syria tại Iraq Nawaf al-Fares đã rời bỏ chính quyền của Tổng thống al-Assad.
Nhà ngoại giao giấu tên này cho biết, Đại sứ al-Fares đã gửi một bức thư cho Bộ Ngoại giao Iraq, trong đó đề cập đến quyết định đào nhiệm trên.
Nawaf al-Fares là nhà ngoại giao cấp cao đầu tiên của chính quyền Syria đào nhiệm. Vụ việc này diễn ra tiếp sau vụ bỏ chạy ra nước ngoài của Tướng Manaf Tlas, nhân vật hàng đầu trong hàng ngũ các tín đồ Hồi giáo dòng Sunni ủng hộ Tổng thống al-Assad./.
Các phái viên cho biết, bản dự thảo nghị quyết trên tạo cơ sở cho một cuộc tranh luận mới tại Hội đồng Bảo an liên quan đến vấn đề Syria trong những ngày tới, sau khi Nga trước đó cũng đệ trình một bản dự thảo riêng, trong đó không bao hàm đe dọa áp đặt các biện pháp chống lại Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Đại sứ Anh tại Liên hợp quốc Mark Lyall Grant tuyên bố với báo giới rằng, bản dự thảo nghị quyết được Anh, Pháp, Mỹ và Đức đệ trình sau khi Đặc phái viên chung Liên hợp quốc-Liên đoàn Arập (AL) Kofi Annan báo cáo trước Hội đồng Bảo an, trong đó nêu rõ sẽ có "những hậu quả nghiêm trọng" nếu chính quyền Damacus và phe đối lập Syria không thực thi kế hoạch hòa bình sáu điểm của ông.
[Nga không thay đổi lập trường trong vấn đề Syria]
Cũng theo dự thảo nghị quyết mới, các nước phương Tây muốn ấn định cho Chính quyền của Tổng thống al-Assad thời hạn chót 10 ngày để chấm dứt việc sử dụng các loại vũ khí hạng nặng, nếu không sẽ phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt ngoại giao và kinh tế theo Điều 41 Chương VII của Hiến chương Liên hợp quốc.
Một bản sao dự thảo nghị quyết mà hãng tin AFP có được cho thấy, nghị quyết cho phép áp đặt những biện pháp trừng phạt phi quân sự một khi lực lượng Chính phủ Syria tiếp tục tấn công các thành phố.
Dự thảo nghị quyết cũng gia hạn sứ mệnh giám sát của Phái bộ quan sát viên Liên hợp quốc tại Syria (UNSMIS) thêm 45 ngày thay vì kết thúc vào ngày 20/7. Văn bản này cũng ủng hộ đề xuất của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon về việc gia tăng nhiệm vụ chính trị của UNSMIS và cắt giảm số quan sát viên quân sự (hiện có 300 người) tại Syria.
Phản ứng về bản dự thảo nghị quyết trên, Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Susan Rice cho rằng, hiện tại UNSMIS không thể thực thi sứ mệnh của mình, do đó cần phải có những biện pháp cụ thể để tăng sức ép với Syria.
Đại sứ Pháp Gérard Araud cho rằng, bản dự thảo nghị quyết của Nga là "chưa đủ," "không trao cho đặc phái viên Annan các phương tiện để hành động." Nhà ngoại giao này nhấn mạnh, hàng trăm người Syria đã thiệt mạng trong những tuần qua và Hội đồng Bảo an cần phải nhanh chóng hành động.
Trong khi đó, Phó Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc Igor Pankine nêu rõ, Chương VII của Hiến chương Liên hợp quốc là biện pháp cuối cùng và không phải là một công cụ hữu hiệu trong nhiều trường hợp. Ông cũng khẳng định, Đặc phái viên Annan không yêu cầu Nga đưa các biện pháp trừng phạt vào dự thảo nghị quyết về vấn đề Syria.
Giới ngoại giao cho biết, các cuộc thảo luận về hai bản dự thảo nghị quyết của phương Tây và Nga dự kiến sẽ diễn ra tại Liên hợp quốc trong ngày 12/7. Và một cuộc bỏ phiếu phải được tiến hành trước ngày 20/7, thời điểm sứ mệnh giám sát của Liên hợp quốc tại Syria hết hiệu lực.
Trong khi đó, Đặc phái viên Annan cùng ngày cho biết, Hội đồng Bảo an đang thảo luận hành động tiếp theo nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria.
Trả lời phỏng vấn của báo chí, ông Annan cho biết, trong cuộc thảo luận với Tổng thống Syria al-Assad tại Damacus hồi đầu tuần, nhà lãnh đạo Syria đã đề cập khả năng thành lập một chính phủ chuyển tiếp tại nước này.
Ông Annan đang cân nhắc người mà Tổng thống al-Assad đề cử làm phát ngôn viên cho chính quyền khi Damacus tìm cách thành lập chính phủ chuyển tiếp với phe đối lập, song không tiết lộ danh tính của người này.
Cũng theo ông Annan, các chính phủ Iran và Iraq đã cam kết ủng hộ kế hoạch hòa bình sáu điểm của ông đối với Syria.
Trong một diễn biến khác, ngày 11/7, một nhà ngoại giao Arập tại Baghdad cho biết, Đại sứ Syria tại Iraq Nawaf al-Fares đã rời bỏ chính quyền của Tổng thống al-Assad.
Nhà ngoại giao giấu tên này cho biết, Đại sứ al-Fares đã gửi một bức thư cho Bộ Ngoại giao Iraq, trong đó đề cập đến quyết định đào nhiệm trên.
Nawaf al-Fares là nhà ngoại giao cấp cao đầu tiên của chính quyền Syria đào nhiệm. Vụ việc này diễn ra tiếp sau vụ bỏ chạy ra nước ngoài của Tướng Manaf Tlas, nhân vật hàng đầu trong hàng ngũ các tín đồ Hồi giáo dòng Sunni ủng hộ Tổng thống al-Assad./.
(Vietnam+)