Năm 2012, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) sẽ thực hiện cam kết tiết giảm chi phí quản lý, giảm giá thành sản phẩm với tổng giá trị 3.715 tỷ đồng, tăng 11% so với thực hiện năm 2011.
Đây là cam kết mà Chủ tịch Hội đồng Thành viên PVN Phùng Đình Thực khẳng định tại Hội nghị chiều 28/2 về đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, tiết giảm chi phí sản xuất kinh doanh theo Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ.
Theo ông Thực, PVN sẽ tập trung vào 3 giải pháp chủ yếu gồm: Tiết giảm chi phí quản lý; tiết giảm chi phí từ cải tiến, hợp lý hóa sản xuất và tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, năng lượng; tiết giảm chi phí trong đầu tư xây dựng cơ bản với chỉ tiêu thực hiện giao thầu với mức tiết giảm khoảng 5%.
Trong đó, giải pháp tiết giảm chi phí từ cải tiến hợp lý hóa sản xuất, tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, năng lượng chính là giải pháp quan trọng nhất mà PVN tập trung đẩy mạnh thực hiện trong năm 2012 và các năm tiếp theo.
PVN sẽ chỉ đạo các đơn vị thành viên đẩy mạnh nghiên cứu khoa học kỹ thuật, áp dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến và sáng kiến cải tiến vào hoạt động sản xuất kinh doanh; rà soát, hiệu chỉnh các định mức kinh tế kỹ thuật về về tiêu hao nguyên nhiên vật liệu, năng lượng, định mức khai thác và sử dụng máy móc, thiết bị.
Bên cạnh đó, PVN thực hiện hợp lý hóa sản xuất, thực hiện sửa chữa, bảo dưỡng đúng và vượt tiến độ trên cơ sở tối ưu hóa quy trình công nghệ, chuẩn bị nhân lực, vật tư và phụ tùng; cải tiến phương pháp thi công, xây lắp theo hướng chuyên nghiệp, đưa các công trình mới vào vận hành đúng tiến độ và vượt tiến độ. Ngoài ra, Tập đoàn tiếp tục rà soát vật tư dự trữ, phối hợp với các đơn vị trong ngành huy động tối đa vật tư tồn kho lâu ngày.
Cũng theo ông Thực, ba nhóm giải pháp này là các giải pháp chung áp dụng cho tất cả các đơn vị. Ngoài ra, tùy theo đặc điểm cụ thể, các đơn vị xây dựng thêm các giải pháp đặc thù riêng, cụ thể và tổ chức thực hiện nội dung tiết giảm chi phí.
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu nhất tri với cách làm cũng như các giải pháp tiết giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm theo các chỉ tiêu cụ thể có giám sát chặt chẽ mà PVN đề ra. Với con số cam kết tiết giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm lên tới 3.715 tỷ đồng, PVN là Tập đoàn có mức tiết giảm lớn nhất so với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã ký cam kết trước đó.
Ông Hiếu chỉ rõ hạ giá thành sản phẩm và tiết giảm chi phí chính là giải pháp sống còn để các Tập đoàn, tổng công ty Nhà nước nói chung, PVN nói riêng nâng cao sức cạnh tranh trong môi trường cạnh tranh khốc liệt khi Việt Nam đã mở cửa hội nhập sâu rộng. Tiết kiệm không chỉ đơn thuần là cắt giảm chi tiêu mà suy cho cùng chính là tối đa hóa hiệu quả hoạt động cũng như lợi nhuận trên số vốn bỏ ra.
Với số tài sản khổng lồ chiếm tơi 1/3 tổng tài sản của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hiện nay, dư địa tiết kiệm của PVN là rất lớn. Vì vậy, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành phải trở thành công việc hàng ngày của PVN với sự tham gia, giám sát của cấp ủy đảng,các tổ chức công đoàn, thành niên. Ngày 31/3 tới đây, các đơn vị phải báo cáo chính thức các giải pháp tiết giảm, hạ giá thành với Bộ Tài chính trước khi trình lên Chính phủ phê duyệt.
Sau khi được phê duyệt, đây sẽ là chỉ tiêu quan trọng để dánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các đơn vị, ông Hiếu nhán mạnh.
Tại Hội nghị, đại diện các đơn vị thành viên của PVN đã lên cam kết các chỉ tiêu tiết giảm chi phí, hạ giá thành cụ thể trong năm 2012 cũng như đưa ra các giải pháp mang tính đặc thù để thực hiện cam kết.
Theo đó, Xý nghiệp liên doanh lọc dầu Vietsovpetro cam kết tiết giảm 500 tỷ đồng; Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn cam kết tiết giảm trên 165 tỷ đồng; Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV oil) tiết giảm 84 tỷ đồng với các giải pháp giảm chi phí quản lý kinh doanh xăng dầu từ mức 309 đồng/lít năm 2011 xuống còn 291 đồng/lít-giảm 16 đồng lít vào năm 2012 và tiết giảm định mức hao hụt xăng dầu trên toàn hệ thống thêm 5% vào năm 2012 và 25% so với năm 2008./.
Đây là cam kết mà Chủ tịch Hội đồng Thành viên PVN Phùng Đình Thực khẳng định tại Hội nghị chiều 28/2 về đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, tiết giảm chi phí sản xuất kinh doanh theo Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ.
Theo ông Thực, PVN sẽ tập trung vào 3 giải pháp chủ yếu gồm: Tiết giảm chi phí quản lý; tiết giảm chi phí từ cải tiến, hợp lý hóa sản xuất và tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, năng lượng; tiết giảm chi phí trong đầu tư xây dựng cơ bản với chỉ tiêu thực hiện giao thầu với mức tiết giảm khoảng 5%.
Trong đó, giải pháp tiết giảm chi phí từ cải tiến hợp lý hóa sản xuất, tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, năng lượng chính là giải pháp quan trọng nhất mà PVN tập trung đẩy mạnh thực hiện trong năm 2012 và các năm tiếp theo.
PVN sẽ chỉ đạo các đơn vị thành viên đẩy mạnh nghiên cứu khoa học kỹ thuật, áp dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến và sáng kiến cải tiến vào hoạt động sản xuất kinh doanh; rà soát, hiệu chỉnh các định mức kinh tế kỹ thuật về về tiêu hao nguyên nhiên vật liệu, năng lượng, định mức khai thác và sử dụng máy móc, thiết bị.
Bên cạnh đó, PVN thực hiện hợp lý hóa sản xuất, thực hiện sửa chữa, bảo dưỡng đúng và vượt tiến độ trên cơ sở tối ưu hóa quy trình công nghệ, chuẩn bị nhân lực, vật tư và phụ tùng; cải tiến phương pháp thi công, xây lắp theo hướng chuyên nghiệp, đưa các công trình mới vào vận hành đúng tiến độ và vượt tiến độ. Ngoài ra, Tập đoàn tiếp tục rà soát vật tư dự trữ, phối hợp với các đơn vị trong ngành huy động tối đa vật tư tồn kho lâu ngày.
Cũng theo ông Thực, ba nhóm giải pháp này là các giải pháp chung áp dụng cho tất cả các đơn vị. Ngoài ra, tùy theo đặc điểm cụ thể, các đơn vị xây dựng thêm các giải pháp đặc thù riêng, cụ thể và tổ chức thực hiện nội dung tiết giảm chi phí.
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu nhất tri với cách làm cũng như các giải pháp tiết giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm theo các chỉ tiêu cụ thể có giám sát chặt chẽ mà PVN đề ra. Với con số cam kết tiết giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm lên tới 3.715 tỷ đồng, PVN là Tập đoàn có mức tiết giảm lớn nhất so với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã ký cam kết trước đó.
Ông Hiếu chỉ rõ hạ giá thành sản phẩm và tiết giảm chi phí chính là giải pháp sống còn để các Tập đoàn, tổng công ty Nhà nước nói chung, PVN nói riêng nâng cao sức cạnh tranh trong môi trường cạnh tranh khốc liệt khi Việt Nam đã mở cửa hội nhập sâu rộng. Tiết kiệm không chỉ đơn thuần là cắt giảm chi tiêu mà suy cho cùng chính là tối đa hóa hiệu quả hoạt động cũng như lợi nhuận trên số vốn bỏ ra.
Với số tài sản khổng lồ chiếm tơi 1/3 tổng tài sản của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hiện nay, dư địa tiết kiệm của PVN là rất lớn. Vì vậy, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành phải trở thành công việc hàng ngày của PVN với sự tham gia, giám sát của cấp ủy đảng,các tổ chức công đoàn, thành niên. Ngày 31/3 tới đây, các đơn vị phải báo cáo chính thức các giải pháp tiết giảm, hạ giá thành với Bộ Tài chính trước khi trình lên Chính phủ phê duyệt.
Sau khi được phê duyệt, đây sẽ là chỉ tiêu quan trọng để dánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các đơn vị, ông Hiếu nhán mạnh.
Tại Hội nghị, đại diện các đơn vị thành viên của PVN đã lên cam kết các chỉ tiêu tiết giảm chi phí, hạ giá thành cụ thể trong năm 2012 cũng như đưa ra các giải pháp mang tính đặc thù để thực hiện cam kết.
Theo đó, Xý nghiệp liên doanh lọc dầu Vietsovpetro cam kết tiết giảm 500 tỷ đồng; Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn cam kết tiết giảm trên 165 tỷ đồng; Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV oil) tiết giảm 84 tỷ đồng với các giải pháp giảm chi phí quản lý kinh doanh xăng dầu từ mức 309 đồng/lít năm 2011 xuống còn 291 đồng/lít-giảm 16 đồng lít vào năm 2012 và tiết giảm định mức hao hụt xăng dầu trên toàn hệ thống thêm 5% vào năm 2012 và 25% so với năm 2008./.
Nguyễn Kim Anh (TTXVN)