Ngày 11/10, Tổng Giám đốc Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN), Đỗ Văn Hậu cho biết tập đoàn này đang huy động các nguồn lực quyết tâm tham gia đấu thầu và mua lại phần tài sản của Conoco Phillips tại Việt Nam.
Theo tính toán của các chuyên gia, giá trị các tài sản của Conoco Phillips tại Việt Nam lên đến khoảng 1,5 tỷ đôla Mỹ. Hiện tại, Conoco Phillips đang nắm 23,3% cổ phần trong một cụm gồm 5 mỏ dầu thuộc lô 15-1; 36% cổ phần của mỏ Rạng Đông trong lô 15-2 tại khu vực bể Cửu Long và 16,3% trong đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn. Đây đều là những khu vực có trữ lượng dầu rất lớn tại Việt Nam.
Mặc dù việc thu xếp tài chính là hết sức khó khăn với PVN bởi Tập đoàn đang tập trung vốn cho các dự án hàng tỷ đôla Mỹ của ngành dầu khí như Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn quy mô hơn 6 tỷ USD, 5 dự án nhiệt điện trong quy hoạch điện VI…nhưng theo đánh giá của các chuyên gia, với lợi nhuận cả năm 2011 của công ty mẹ, Tập đoàn dự kiến chi là 55.000 tỷ đồng (khoảng 2,75 tỷ USD), cộng với số vốn ngân sách đầu tư cho ngành dầu khí năm 2011 khoảng 200 triệu USD, PVN có thể thu xếp ổn thỏa tài chính để mua lại tài sản của Conoco Phillips tại Việt Nam.
Hơn thế, nếu việc mua lại tài sản này trót lọt, PVN sẽ đạt được ngay lợi ích kinh tế từ khai thác dầu thô tại hai lô 15-1 và 15-2.
Cùng với PVN, các đối tác nước ngoài đang cùng nắm giữ cổ phần với Conoco Phillips tại ba công trình khai thác dầu và khí đốt tự nhiên tại Việt Nam như Korea National Oil Corp và SK Corp (Hàn Quốc), Geopetrol (Pháp), Công ty Dầu khí Việt-Nhật (JVPC) cũng có quyền lợi tham gia đấu thầu mua lại tài sản./.
Theo tính toán của các chuyên gia, giá trị các tài sản của Conoco Phillips tại Việt Nam lên đến khoảng 1,5 tỷ đôla Mỹ. Hiện tại, Conoco Phillips đang nắm 23,3% cổ phần trong một cụm gồm 5 mỏ dầu thuộc lô 15-1; 36% cổ phần của mỏ Rạng Đông trong lô 15-2 tại khu vực bể Cửu Long và 16,3% trong đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn. Đây đều là những khu vực có trữ lượng dầu rất lớn tại Việt Nam.
Mặc dù việc thu xếp tài chính là hết sức khó khăn với PVN bởi Tập đoàn đang tập trung vốn cho các dự án hàng tỷ đôla Mỹ của ngành dầu khí như Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn quy mô hơn 6 tỷ USD, 5 dự án nhiệt điện trong quy hoạch điện VI…nhưng theo đánh giá của các chuyên gia, với lợi nhuận cả năm 2011 của công ty mẹ, Tập đoàn dự kiến chi là 55.000 tỷ đồng (khoảng 2,75 tỷ USD), cộng với số vốn ngân sách đầu tư cho ngành dầu khí năm 2011 khoảng 200 triệu USD, PVN có thể thu xếp ổn thỏa tài chính để mua lại tài sản của Conoco Phillips tại Việt Nam.
Hơn thế, nếu việc mua lại tài sản này trót lọt, PVN sẽ đạt được ngay lợi ích kinh tế từ khai thác dầu thô tại hai lô 15-1 và 15-2.
Cùng với PVN, các đối tác nước ngoài đang cùng nắm giữ cổ phần với Conoco Phillips tại ba công trình khai thác dầu và khí đốt tự nhiên tại Việt Nam như Korea National Oil Corp và SK Corp (Hàn Quốc), Geopetrol (Pháp), Công ty Dầu khí Việt-Nhật (JVPC) cũng có quyền lợi tham gia đấu thầu mua lại tài sản./.
Nguyễn Kim Anh (TTXVN/Vietnam+)