Chính phủ Syria cho biết ngày 3/4, quân đội Syria đã bắt đầu rút khỏi một số thành phố yên tĩnh và trở về doanh trại của mình, một tuần trước hạn chót phải thực thi kế hoạch hòa bình sáu điểm của Đặc phái viên Liên hợp quốc và Liên đoàn Arập (AL) Kofi Annan.
Phát biểu với hãng tin AP tại Damascus, một quan chức Chính phủ Syria (yêu cầu giấu tên) trên khẳng định các lực lượng vũ trang đã bắt đầu rút khỏi các thành phố yên tĩnh và trở về doanh trại, trong khi tại các khu vực vẫn còn căng thẳng, binh lính đang rút dần ra ngoại ô. Tuy nhiên, quan chức này không cho biết việc rút quân bắt đầu từ khi nào.
Tổng thống Syria Bashar al-Assad trước đó đã nhất trí với hạn chót 10/4 thực thi kế hoạch hòa bình của ông Annan, trong đó có yêu cầu quân chính phủ rút khỏi các thành phố và làng mạc, và tuân thủ ngừng bắn.
Cùng ngày 3/4, Bộ Ngoại giao Nga cho biết Syria đã thông báo với Mátxcơva việc họ bắt đầu thực thi kế hoạch trên. Mátxcơva cũng kêu gọi các lực lượng nổi dậy ở Syria nên hành động tương tự.
Tuy nhiên, các nhân viên một tổ chức nhân quyền có mặt gần thủ đô Damascus lại khẳng định quân đội vẫn chưa rút đi mà vẫn hiện diện tại các con phố chính. Thậm chí tại tỉnh Daraa, các nhà hoạt động cho biết hàng chục xe tải chở binh lính đã được điều đến thị trấn Dael.
Bạo lực vẫn tiếp diễn tại nhiều thành phố, trong đó có Idlib, Homs, Daraa và gần Damascus. Phe đối lập cũng cáo buộc kế hoạch của ông Annan là "quá nghèo nàn và quá muộn," không đề cập tới yêu cầu chính của những người biểu tình là Tổng thống al-Assad phải từ chức. Phe này cho rằng ông al-Assad sẽ lợi dụng kế hoạch trên để kéo dài thời gian nhằm kiểm soát tất cả các thành phố.
Giới lãnh đạo phương Tây cũng tỏ ra thận trọng với khả năng ông al-Assad thực thi kế hoạch hòa bình trên đúng thời hạn đặt ra. Bên cạnh đó, cũng không rõ liệu các lực lượng nổi dậy chống chính phủ dưới danh nghĩa Quân đội Syria Tự do (FSA) có tuân thủ ngừng bắn hay không.
Trong một diễn biến khác, Chủ tịch Ủy ban Chữ thập Đỏ Quốc tế (ICRC) Jakob Kellenberger ngày 3/4 đã đánh giá cao việc chính quyền Syria cho phép ICRC tiếp cận những khu vực bị ảnh hưởng bởi bạo lực, để trợ giúp các nạn nhân.
Bộ trưởng Ngoại giao Syria Walid Muallem cho biết hai bên đã nhất trí một "cơ chế hợp tác" giữa ICRC và Tổ chức Trăng lưỡi liềm Đỏ Arập Syria với Bộ Ngoại giao nước này.
Theo số liệu của Liên hợp quốc, hơn 9.000 người đã thiệt mạng tại Syria do bạo lực kéo dài suốt một năm nay.
Dự kiến cuối tuần này, đặc phái viên Kofi Annan sẽ báo cáo Đại hội đồng Liên hợp quốc về các diễn biến mới nhất tại Syria.
Trong khi đó, người phát ngôn của ông Annan cho biết một phái đoàn thuộc cơ quan gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc sẽ tới Damascus trong vòng 48 giờ tới để thảo luận việc cử các quan sát viên đến giám sát ngừng bắn tại Syria. Đứng đầu nhóm này là Thiếu tướng Robert Mood, người Na Uy. Ông từng đứng đầu Tổ chức Giám sát ngừng bắn của Liên hợp quốc (UNTSO) - một chiến dịch gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Trung Đông, trong hai năm đến tháng 2/2011.
Dự kiến, ông Annan sẽ gặp ông Robert tại Thụy Sĩ trong ngày hôm nay 4/4.
Trước đó, Ủy ban của Liên hợp quốc về các hoạt động gìn giữ hòa bình (DPKO) đã đề xuất thành lập một phái bộ giám sát ngừng bắn ở Syria nếu chiến sự chấm dứt. Phái bộ sẽ gồm 200-250 quan sát viên. Tuy nhiên, kế hoạch này cần có sự đồng ý của chính quyền Damascus./.
Phát biểu với hãng tin AP tại Damascus, một quan chức Chính phủ Syria (yêu cầu giấu tên) trên khẳng định các lực lượng vũ trang đã bắt đầu rút khỏi các thành phố yên tĩnh và trở về doanh trại, trong khi tại các khu vực vẫn còn căng thẳng, binh lính đang rút dần ra ngoại ô. Tuy nhiên, quan chức này không cho biết việc rút quân bắt đầu từ khi nào.
Tổng thống Syria Bashar al-Assad trước đó đã nhất trí với hạn chót 10/4 thực thi kế hoạch hòa bình của ông Annan, trong đó có yêu cầu quân chính phủ rút khỏi các thành phố và làng mạc, và tuân thủ ngừng bắn.
Cùng ngày 3/4, Bộ Ngoại giao Nga cho biết Syria đã thông báo với Mátxcơva việc họ bắt đầu thực thi kế hoạch trên. Mátxcơva cũng kêu gọi các lực lượng nổi dậy ở Syria nên hành động tương tự.
Tuy nhiên, các nhân viên một tổ chức nhân quyền có mặt gần thủ đô Damascus lại khẳng định quân đội vẫn chưa rút đi mà vẫn hiện diện tại các con phố chính. Thậm chí tại tỉnh Daraa, các nhà hoạt động cho biết hàng chục xe tải chở binh lính đã được điều đến thị trấn Dael.
Bạo lực vẫn tiếp diễn tại nhiều thành phố, trong đó có Idlib, Homs, Daraa và gần Damascus. Phe đối lập cũng cáo buộc kế hoạch của ông Annan là "quá nghèo nàn và quá muộn," không đề cập tới yêu cầu chính của những người biểu tình là Tổng thống al-Assad phải từ chức. Phe này cho rằng ông al-Assad sẽ lợi dụng kế hoạch trên để kéo dài thời gian nhằm kiểm soát tất cả các thành phố.
Giới lãnh đạo phương Tây cũng tỏ ra thận trọng với khả năng ông al-Assad thực thi kế hoạch hòa bình trên đúng thời hạn đặt ra. Bên cạnh đó, cũng không rõ liệu các lực lượng nổi dậy chống chính phủ dưới danh nghĩa Quân đội Syria Tự do (FSA) có tuân thủ ngừng bắn hay không.
Trong một diễn biến khác, Chủ tịch Ủy ban Chữ thập Đỏ Quốc tế (ICRC) Jakob Kellenberger ngày 3/4 đã đánh giá cao việc chính quyền Syria cho phép ICRC tiếp cận những khu vực bị ảnh hưởng bởi bạo lực, để trợ giúp các nạn nhân.
Bộ trưởng Ngoại giao Syria Walid Muallem cho biết hai bên đã nhất trí một "cơ chế hợp tác" giữa ICRC và Tổ chức Trăng lưỡi liềm Đỏ Arập Syria với Bộ Ngoại giao nước này.
Theo số liệu của Liên hợp quốc, hơn 9.000 người đã thiệt mạng tại Syria do bạo lực kéo dài suốt một năm nay.
Dự kiến cuối tuần này, đặc phái viên Kofi Annan sẽ báo cáo Đại hội đồng Liên hợp quốc về các diễn biến mới nhất tại Syria.
Trong khi đó, người phát ngôn của ông Annan cho biết một phái đoàn thuộc cơ quan gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc sẽ tới Damascus trong vòng 48 giờ tới để thảo luận việc cử các quan sát viên đến giám sát ngừng bắn tại Syria. Đứng đầu nhóm này là Thiếu tướng Robert Mood, người Na Uy. Ông từng đứng đầu Tổ chức Giám sát ngừng bắn của Liên hợp quốc (UNTSO) - một chiến dịch gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Trung Đông, trong hai năm đến tháng 2/2011.
Dự kiến, ông Annan sẽ gặp ông Robert tại Thụy Sĩ trong ngày hôm nay 4/4.
Trước đó, Ủy ban của Liên hợp quốc về các hoạt động gìn giữ hòa bình (DPKO) đã đề xuất thành lập một phái bộ giám sát ngừng bắn ở Syria nếu chiến sự chấm dứt. Phái bộ sẽ gồm 200-250 quan sát viên. Tuy nhiên, kế hoạch này cần có sự đồng ý của chính quyền Damascus./.
(TTXVN)