Quan hệ giữa Syria và Liên đoàn Arập (AL) vẫn tiếp tục căng thẳng trong bối cảnh quyết định của AL về việc đình chỉ tư cách thành viên của Syria có hiệu lực từ ngày 16/11.
Ngày 15/11, Bộ Ngoại giao Syria ra tuyên bố cho biết nước này sẽ không tham dự Diễn đàn Arập - Thổ Nhĩ Kỳ lần thứ 4, cũng như cuộc gặp cấp bộ trưởng của AL sẽ được tổ chức ngày 16/11, tại thủ đô Rabat của Morocco.
Trước đó, AL dự kiến tổ chức cuộc gặp khẩn cấp cấp bộ trưởng bên lề Diễn đàn Arập-Thổ Nhĩ Kỳ lần thứ 4 tại Morocco để bàn về các biện pháp sẽ thực hiện sau khi quyết định đình chỉ tư cách thành viên của Syria với lý do nước này không thực hiện thỏa thuận về lộ trình chấm dứt khủng hoảng.
Cùng ngày, Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) đã lên tiếng phản đối đề nghị của Syria về việc tổ chức hội nghị cấp cao khẩn cấp khối Arập nhằm tìm giải pháp chấm dứt khủng hoảng tại Syria.
Theo Tổng Thư ký GCC Abdullatif al-Zayani, việc tổ chức cuộc họp cấp cao khối Arập vào thời điểm này là "vô ích." Trong khi đó, Tổng Thư ký AL Nabil al-Arabi cho biết đã chuyển đề nghị của Syria về tổ chức hội nghị cấp cao tới các nước thành viên.
Theo quy định của AL, tổ chức này sẽ tiến hành hội nghị cấp cao nếu được 2/3 số thành viên tán thành.
Trong một diễn biến khác, Hội đồng Dân tộc Syria (SNC), lực lượng đối lập chính tại Syria, ngày 15/11 tuyên bố sẽ không đàm phán với Tổng thống Bashar al-Assad.
Phát biểu khi đang ở Mátxcơva (Nga), Chủ tịch SNC Burhan Ghalyoun cho biết SNC vẫn theo đuổi một giải pháp hòa bình nhằm chấm dứt khủng hoảng tại đất nước Trung Đông này, đồng thời kêu gọi Liên hợp quốc cử lực lượng gìn giữ hòa bình tới Syria, cho rằng hành động này không phải là can thiệp quân sự vào Syria.
Trong chuyến thăm Nga, ông Burhan Ghalyoun đã có cuộc gặp với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov.
Chính quyền Syria ngày 15/11 đã thả 1.180 người bị bắt giữ trong các cuộc đụng độ giữa lực lượng an ninh và người biểu tình trong tám tháng qua. Tháng trước, chính quyền Syria cũng đã trả tự do cho 553 người nhân một lễ hội của người Hồi giáo.
Trong khi đó, cộng đồng quốc tế tiếp tục bày tỏ sự lo ngại về tình trạng bất ổn kéo dài tại Syria.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 15/11 đã lên án mạnh mẽ những vụ tấn công vào các phái bộ ngoại giao nước ngoài tại Syria, đồng thời yêu cầu giới chức Syria bảo vệ các nhân viên cũng như tài sản của lãnh sự và ngoại giao, tôn trọng đầy đủ các nghĩa vụ quốc tế trong lĩnh vực này.
Cùng ngày, phát biểu khi đang ở thăm Bangladesh, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã kêu gọi Tổng thống al-Assad thực hiện thỏa thuận với AL nhằm tìm kiếm giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng. Người đứng đầu Liên hợp quốc cũng kêu gọi các quốc gia Arập giữ vai trò tiên phong trong giải quyết cuộc khủng hoảng tại Syria "càng sớm càng tốt."
Trước đó, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan ngày 15/11 cảnh báo Tổng thống al-Assad rằng Chính phủ Syria đang trong tình trạng "ngàn cân treo sợi tóc" và cho biết đã quyết định hủy bỏ các kế hoạch thăm dò sáu giếng dầu tại Syria.
Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ cũng cảnh báo có thể xem xét lại việc cung cấp điện cho Syria nếu Damacus không thay đổi chính sách hiện nay./.
Ngày 15/11, Bộ Ngoại giao Syria ra tuyên bố cho biết nước này sẽ không tham dự Diễn đàn Arập - Thổ Nhĩ Kỳ lần thứ 4, cũng như cuộc gặp cấp bộ trưởng của AL sẽ được tổ chức ngày 16/11, tại thủ đô Rabat của Morocco.
Trước đó, AL dự kiến tổ chức cuộc gặp khẩn cấp cấp bộ trưởng bên lề Diễn đàn Arập-Thổ Nhĩ Kỳ lần thứ 4 tại Morocco để bàn về các biện pháp sẽ thực hiện sau khi quyết định đình chỉ tư cách thành viên của Syria với lý do nước này không thực hiện thỏa thuận về lộ trình chấm dứt khủng hoảng.
Cùng ngày, Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) đã lên tiếng phản đối đề nghị của Syria về việc tổ chức hội nghị cấp cao khẩn cấp khối Arập nhằm tìm giải pháp chấm dứt khủng hoảng tại Syria.
Theo Tổng Thư ký GCC Abdullatif al-Zayani, việc tổ chức cuộc họp cấp cao khối Arập vào thời điểm này là "vô ích." Trong khi đó, Tổng Thư ký AL Nabil al-Arabi cho biết đã chuyển đề nghị của Syria về tổ chức hội nghị cấp cao tới các nước thành viên.
Theo quy định của AL, tổ chức này sẽ tiến hành hội nghị cấp cao nếu được 2/3 số thành viên tán thành.
Trong một diễn biến khác, Hội đồng Dân tộc Syria (SNC), lực lượng đối lập chính tại Syria, ngày 15/11 tuyên bố sẽ không đàm phán với Tổng thống Bashar al-Assad.
Phát biểu khi đang ở Mátxcơva (Nga), Chủ tịch SNC Burhan Ghalyoun cho biết SNC vẫn theo đuổi một giải pháp hòa bình nhằm chấm dứt khủng hoảng tại đất nước Trung Đông này, đồng thời kêu gọi Liên hợp quốc cử lực lượng gìn giữ hòa bình tới Syria, cho rằng hành động này không phải là can thiệp quân sự vào Syria.
Trong chuyến thăm Nga, ông Burhan Ghalyoun đã có cuộc gặp với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov.
Chính quyền Syria ngày 15/11 đã thả 1.180 người bị bắt giữ trong các cuộc đụng độ giữa lực lượng an ninh và người biểu tình trong tám tháng qua. Tháng trước, chính quyền Syria cũng đã trả tự do cho 553 người nhân một lễ hội của người Hồi giáo.
Trong khi đó, cộng đồng quốc tế tiếp tục bày tỏ sự lo ngại về tình trạng bất ổn kéo dài tại Syria.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 15/11 đã lên án mạnh mẽ những vụ tấn công vào các phái bộ ngoại giao nước ngoài tại Syria, đồng thời yêu cầu giới chức Syria bảo vệ các nhân viên cũng như tài sản của lãnh sự và ngoại giao, tôn trọng đầy đủ các nghĩa vụ quốc tế trong lĩnh vực này.
Cùng ngày, phát biểu khi đang ở thăm Bangladesh, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã kêu gọi Tổng thống al-Assad thực hiện thỏa thuận với AL nhằm tìm kiếm giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng. Người đứng đầu Liên hợp quốc cũng kêu gọi các quốc gia Arập giữ vai trò tiên phong trong giải quyết cuộc khủng hoảng tại Syria "càng sớm càng tốt."
Trước đó, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan ngày 15/11 cảnh báo Tổng thống al-Assad rằng Chính phủ Syria đang trong tình trạng "ngàn cân treo sợi tóc" và cho biết đã quyết định hủy bỏ các kế hoạch thăm dò sáu giếng dầu tại Syria.
Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ cũng cảnh báo có thể xem xét lại việc cung cấp điện cho Syria nếu Damacus không thay đổi chính sách hiện nay./.
(TTXVN/Vietnam+)