Việc tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh Internet và trò chơi trực tuyến (game online) đã được đánh giá là 1 trong 10 sự kiện nổi bật của ngành Thông tin và Truyền thông Việt Nam năm 2010.
Tuy nhiên, tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông, đại diện các Sở Thông tin và Truyền thông nhận định, sang năm 2011, vấn đề quản lý game online sẽ tiếp tục “nóng”.
5 nhóm giải pháp và những tồn tại
Theo nhận định của Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng, với 5 nhóm giải pháp vừa mang tính tình thế, vừa cơ bản, lâu dài của Bộ Thông tin và Truyền thông trong năm 2010, hoạt động quản lý trò chơi trực tuyến đã đạt được những kết quả nhất định, song chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.
Bộ đã tạm dừng việc xem xét cấp phép trò chơi trực tuyến mới và yêu cầu các doanh nghiệp tạm dừng việc quảng cáo dịch vụ này trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đồng thời, yêu cầu các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất các trò chơi trực tuyến có nội dung lành mạnh; tuyên truyền để thay đổi nhận thức của xã hội về dịch vụ trò chơi trực tuyến.
Ngoài ra, các biện pháp kỹ thuật ngăn chặn việc truy nhập và loại bỏ các thông tin số có nội dung vi phạm pháp luật trong game online trên hệ thống mạng cũng được triển khai. Bộ cũng yêu cầu các đại lý Internet thực hiện nghiêm quy định giờ đóng, mở cửa ở các địa phương. Việc thanh tra, kiểm tra, xử lý các cơ sở, đại lý kinh doanh game online cũng được tăng cường.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều quy định giữa các bộ, ngành còn chồng chéo, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của dịch vụ này, gây khó khăn cho hoạt động quản lý tại địa phương.
Cụ thể như quy định về giờ đóng cửa, mở cửa các đại lý Internet, trong Thông tư 04 của Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch quy định thời gian hoạt động của các đại lý này là 6 giờ-23 giờ, trong khi Thông tư 02 của Bộ Thông tin và Truyền thông lại quy định từ 8 giờ-22 giờ.
Về khoảng cách đối với trường học, trong khi Bộ Thông tin và Truyền thông quy định các cơ sở kinh doanh Internet và trò chơi trực tuyến phải cách trường học tối thiểu 200m, áp dụng từ cấp học mẫu giáo đến trung học phổ thông, thì văn bản của Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch lại quy định áp dụng từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông.
Đại diện Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cho biết, với các quy định chưa nhất quán như hiện nay, nhiều đại lý Internet đã “lách luật” bằng cách “đóng băng” các phần mềm nên sau khi tắt máy, khó lấy lại thông tin người chơi; hoặc một cơ sở nhưng sử dụng nhiều đường truyền để dự phòng nên sau thời gian quy định, nhiều đại lý vẫn hoạt động…
Tiếp tục siết chặt quản lý
Theo phản ánh của các Sở Thông tin và Truyền thông, hoạt động quản lý Internet và game online trong thời gian qua chưa đem lại hiệu quả cao đã làm ảnh hưởng đến hình ảnh của ngành thông tin và truyền thông tại địa phương, gây bức xúc trong xã hội.
Vì vậy, đa số các Sở Thông tin và Truyền thông kiến nghị, năm 2011, Bộ cần tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật cũng như chế tài xử lý trong lĩnh vực này, đồng thời, kết hợp các biện pháp công nghệ cao để ngăn chặn các thông tin có nội dung không lành mạnh trên Internet và trò chơi trực tuyến.
Cùng với đó, những địa phương có mô hình quản lý hiệu quả cần được giới thiệu để chia sẻ kinh nghiệm và nhân rộng trên cả nước.
Thứ trưởng Lê Nam Thắng khẳng định, năm 2011, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tập hợp ý kiến của các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức để xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 97 về quản lý Internet, trình Chính phủ phê duyệt.
Đồng thời, Bộ cũng sẽ xem xét tổng thể việc quản lý Internet để vừa thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông, vừa đáp ứng nhu cầu quản lý nội dung thông tin, nhằm chống thông tin độc hại, ảnh hưởng tới an ninh, đời sống, thuần phong mỹ tục và đặc biệt là để bảo vệ giới trẻ khỏi những tác động tiêu cực của Internet./.
Tuy nhiên, tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông, đại diện các Sở Thông tin và Truyền thông nhận định, sang năm 2011, vấn đề quản lý game online sẽ tiếp tục “nóng”.
5 nhóm giải pháp và những tồn tại
Theo nhận định của Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng, với 5 nhóm giải pháp vừa mang tính tình thế, vừa cơ bản, lâu dài của Bộ Thông tin và Truyền thông trong năm 2010, hoạt động quản lý trò chơi trực tuyến đã đạt được những kết quả nhất định, song chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.
Bộ đã tạm dừng việc xem xét cấp phép trò chơi trực tuyến mới và yêu cầu các doanh nghiệp tạm dừng việc quảng cáo dịch vụ này trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đồng thời, yêu cầu các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất các trò chơi trực tuyến có nội dung lành mạnh; tuyên truyền để thay đổi nhận thức của xã hội về dịch vụ trò chơi trực tuyến.
Ngoài ra, các biện pháp kỹ thuật ngăn chặn việc truy nhập và loại bỏ các thông tin số có nội dung vi phạm pháp luật trong game online trên hệ thống mạng cũng được triển khai. Bộ cũng yêu cầu các đại lý Internet thực hiện nghiêm quy định giờ đóng, mở cửa ở các địa phương. Việc thanh tra, kiểm tra, xử lý các cơ sở, đại lý kinh doanh game online cũng được tăng cường.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều quy định giữa các bộ, ngành còn chồng chéo, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của dịch vụ này, gây khó khăn cho hoạt động quản lý tại địa phương.
Cụ thể như quy định về giờ đóng cửa, mở cửa các đại lý Internet, trong Thông tư 04 của Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch quy định thời gian hoạt động của các đại lý này là 6 giờ-23 giờ, trong khi Thông tư 02 của Bộ Thông tin và Truyền thông lại quy định từ 8 giờ-22 giờ.
Về khoảng cách đối với trường học, trong khi Bộ Thông tin và Truyền thông quy định các cơ sở kinh doanh Internet và trò chơi trực tuyến phải cách trường học tối thiểu 200m, áp dụng từ cấp học mẫu giáo đến trung học phổ thông, thì văn bản của Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch lại quy định áp dụng từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông.
Đại diện Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cho biết, với các quy định chưa nhất quán như hiện nay, nhiều đại lý Internet đã “lách luật” bằng cách “đóng băng” các phần mềm nên sau khi tắt máy, khó lấy lại thông tin người chơi; hoặc một cơ sở nhưng sử dụng nhiều đường truyền để dự phòng nên sau thời gian quy định, nhiều đại lý vẫn hoạt động…
Tiếp tục siết chặt quản lý
Theo phản ánh của các Sở Thông tin và Truyền thông, hoạt động quản lý Internet và game online trong thời gian qua chưa đem lại hiệu quả cao đã làm ảnh hưởng đến hình ảnh của ngành thông tin và truyền thông tại địa phương, gây bức xúc trong xã hội.
Vì vậy, đa số các Sở Thông tin và Truyền thông kiến nghị, năm 2011, Bộ cần tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật cũng như chế tài xử lý trong lĩnh vực này, đồng thời, kết hợp các biện pháp công nghệ cao để ngăn chặn các thông tin có nội dung không lành mạnh trên Internet và trò chơi trực tuyến.
Cùng với đó, những địa phương có mô hình quản lý hiệu quả cần được giới thiệu để chia sẻ kinh nghiệm và nhân rộng trên cả nước.
Thứ trưởng Lê Nam Thắng khẳng định, năm 2011, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tập hợp ý kiến của các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức để xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 97 về quản lý Internet, trình Chính phủ phê duyệt.
Đồng thời, Bộ cũng sẽ xem xét tổng thể việc quản lý Internet để vừa thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông, vừa đáp ứng nhu cầu quản lý nội dung thông tin, nhằm chống thông tin độc hại, ảnh hưởng tới an ninh, đời sống, thuần phong mỹ tục và đặc biệt là để bảo vệ giới trẻ khỏi những tác động tiêu cực của Internet./.
Việt Hà (Báo Tin Tức/Vietnam+)