Chính phủ Iraq ngày 26/2 cho biết 20.000 quân nhân dưới thời cố Tổng thống Saddam Hussein sẽ được tái gia nhập quân đội.
Theo tuyên bố của Bộ Quốc phòng Iraq, các quân nhân đang sống ở Iraq có một tháng để tới Bộ Quốc phòng đăng ký tên, còn những người đang ở nước ngoài có 45 ngày để làm việc này.
Các quân nhân nói trên nằm trong số khoảng 450.000 sĩ quan và binh lính dưới thời ông Hussein đã bị tước quân tịch sau cuộc xâm lược do Mỹ cầm đầu lật đổ chính quyền của ông năm 2003.
Giới chức Iraq bác bỏ tin tức cho rằng việc tái ngũ cho các quân nhân này liên quan tới cuộc bầu cử Quốc hội ngày 7/3 tới, mà Mỹ hy vọng sẽ giúp đoàn kết các phe phái tôn giáo đối địch ở Iraq sau 7 năm xung đột.
Tuy nhiên, động thái này bị cho là có động cơ chính trị bởi nó diễn ra chỉ hơn một tuần trước cuộc bầu cử và ít ngày sau một vụ bê bối bầu cử liên quan tới hàng trăm cựu thành viên của đảng Baath cầm quyền dưới thời Tổng thống Hussein.
Một nghị sĩ dòng Hồi giáo Sunni cho rằng quyết định trên là một "thủ đoạn" của Thủ tướng Nuri al-Maliki nhằm giành được nhiều phiếu bầu hơn trong cuộc tổng tuyển cử vào ngày 7/3 tới.
Chính sách thanh lọc các thành viên đảng Baath, chủ yếu là người Sunni, trong các cơ quan công quyền của Iraq sau cuộc xâm lược của Mỹ đã thổi bùng lên cuộc nổi dậy đẫm máu của người Sunni.
Cuộc tổng tuyển cử sắp tới được xem như "phép thử" về tiến trình hòa giải dân tộc ở quốc gia vùng Vịnh này, sau khi mâu thuẫn giữa hai cộng đồng người Sunni và Shiite từng lên đến đỉnh điểm vào năm 2006-2007 khiến hàng nghìn người thiệt mạng và đẩy Iraq đến bờ vực nội chiến./.
Theo tuyên bố của Bộ Quốc phòng Iraq, các quân nhân đang sống ở Iraq có một tháng để tới Bộ Quốc phòng đăng ký tên, còn những người đang ở nước ngoài có 45 ngày để làm việc này.
Các quân nhân nói trên nằm trong số khoảng 450.000 sĩ quan và binh lính dưới thời ông Hussein đã bị tước quân tịch sau cuộc xâm lược do Mỹ cầm đầu lật đổ chính quyền của ông năm 2003.
Giới chức Iraq bác bỏ tin tức cho rằng việc tái ngũ cho các quân nhân này liên quan tới cuộc bầu cử Quốc hội ngày 7/3 tới, mà Mỹ hy vọng sẽ giúp đoàn kết các phe phái tôn giáo đối địch ở Iraq sau 7 năm xung đột.
Tuy nhiên, động thái này bị cho là có động cơ chính trị bởi nó diễn ra chỉ hơn một tuần trước cuộc bầu cử và ít ngày sau một vụ bê bối bầu cử liên quan tới hàng trăm cựu thành viên của đảng Baath cầm quyền dưới thời Tổng thống Hussein.
Một nghị sĩ dòng Hồi giáo Sunni cho rằng quyết định trên là một "thủ đoạn" của Thủ tướng Nuri al-Maliki nhằm giành được nhiều phiếu bầu hơn trong cuộc tổng tuyển cử vào ngày 7/3 tới.
Chính sách thanh lọc các thành viên đảng Baath, chủ yếu là người Sunni, trong các cơ quan công quyền của Iraq sau cuộc xâm lược của Mỹ đã thổi bùng lên cuộc nổi dậy đẫm máu của người Sunni.
Cuộc tổng tuyển cử sắp tới được xem như "phép thử" về tiến trình hòa giải dân tộc ở quốc gia vùng Vịnh này, sau khi mâu thuẫn giữa hai cộng đồng người Sunni và Shiite từng lên đến đỉnh điểm vào năm 2006-2007 khiến hàng nghìn người thiệt mạng và đẩy Iraq đến bờ vực nội chiến./.
(TTXVN/Vietnam+)