Sở hữu nhiều tiềm năng về văn hóa, thiên nhiên và con người, với vị trí nằm trên con đường Hồ Chí Minh huyền thoại kết nối với 2 trung tâm du lịch của miền Trung là Hội An và thành phố Đà Nẵng, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam đóng vai trò như cánh cửa mở vào địa bàn rừng núi rộng lớn của các huyện phía tây tỉnh.
Trên địa bàn huyện Nam Giang có đồng bào các dân tộc Cơtu, Giẻ triêng sinh sống với nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể độc đáo như nhà gươl, dệt thổ cẩm, đan lát, săn bắt, ẩm thực; các lễ hội truyền thống, múa hát cồng chiêng. Huyện cũng có các địa danh thiên nhiên đặc trưng như thác Grăng; suối nước nóng Đắcpring; hệ thống thủy điện bậc thang; khu cửa khẩu quốc tế Đắc Ốc; khu bảo tồn sông Thanh; hệ thống đường giao thông xuyên suốt kết nối Nam Giang với thành phố Đà Nẵng cùng 2 di sản thế giới Hội An, Mỹ Sơn và các khu vực phụ cận như làng Bhoòng huyện Đông Giang; suối nước nóng Long Viên huyện Phước Sơn… Tất cả đã làm nên những lợi thế nhất định để Nam Giang xây dựng các sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, làng nghề; du lịch Carnaval.
Theo bà Phạm Thị Như, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban Nhân dân huyện Nam Giang, những năm qua, huyện đã đầu tư hàng chục tỷ đồng để khảo sát, đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho chiến lược phát triển du lịch của huyện.
Huyện đã xây dựng nhà truyền thống văn hóa các dân tộc Nam Giang để trưng bày, giới thiệu những giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc; xây mới, củng cố hệ thống nhà làng truyền thống (gươl, moong) tại các xã, thôn; phục dựng, phát triển các điệu múa hát cồng chiêng; xây dựng hạ tầng giao thông, bê tông hóa đường vào thác Grăng và làng dệt thổ cẩm Zara; quy hoạch các điểm du lịch lịch sử cách mạng; nhà lưu niệm làng Rô, đường Trường Sơn huyền thoại; xây dựng các nhà nghỉ tại làng văn hóa Đắc Ốc; cử thanh niên là con em đồng bào dân tộc đi học những lớp ngắn hạn về du lịch.
Mới đây, tỉnh Quảng Nam đã ký quyết định phê duyệt dự án Du lịch dựa vào cộng đồng Cơtu do Tổ chức FIDR tài trợ với tổng số tiền viện trợ cho dự án là 7 tỷ đồng. Mục tiêu của dự án là thay đổi tích cực về phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và văn hóa, chất lượng cuộc sống của người dân. Bên cạnh đó, tỉnh đã thông qua Đề án phát triển du lịch huyện Nam Giang giai đoạn 2007-2020, tạo cơ sở thuận lợi cho việc triển khai đầu tư, thu hút các dự án phát triển du lịch trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
Thời gian qua huyện Nam Giang đã có nhiều nỗ lực để phát triển ngành công nghiệp không khói, nhưng vẫn chưa thể khai phá tiềm năng du lịch, do thiếu sản phẩm du lịch, nguồn lực, kinh phí hạn chế, quảng bá tuyên truyền mang tính nhỏ lẻ, định hướng và quy hoạch tổng thể về phát triển du lịch còn chậm, dẫn đến sự lúng túng trong điều hành và thu hút đầu tư du lịch tại địa phương.
Mới đây, tại huyện Nam Giang đã có buổi tọa đàm chủ đề "Du lịch Nam Giang tiềm năng và phát triển" giữa lãnh đạo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh với hơn 40 công ty kinh doanh lữ hành trong khu vực miền Trung. Tại đây, nhiều ý kiến bày tỏ sự nghi ngại về tính hiệu quả khi triển khai dự án phát triển du lịch trước sự yếu kém cơ ở hạ tầng, sản phẩm du lịch, nhân lực, xử lý môi trường, tính bền vững của dự án, sự hưởng ứng của đồng bào sống trên địa bàn.
Ông Đinh Viết Văn Hải, Công ty vitour Đà Nẵng cho rằng, với sự đơn điệu sản phẩm và chi phí cao vì giao thông trắc trở, khoảng cách kết nối tuyến điểm, sản phẩm du lịch, nguồn nhân lực tại chỗ, vấn đề xử lý môi trường tại các điểm tham quan; sự cộng tác, hưởng ứng của đồng bào dân tộc sống trên địa bàn, hiệu quả khi đưa khách đến du lịch tại Nam Giang sẽ thấp. Nếu không có chiến lược phù hợp thì khó biến Nam Giang thành điểm đến hấp dẫn, dù ý tưởng đã được "phát lộ."
Ông Hồ Tấn Cường, Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam cho hay, so với các huyện miền núi của tỉnh, Nam Giang có đầy đủ các yếu tố để phát triển du lịch; đó không chỉ là các tài nguyên về văn hóa, thiên nhiên, vị trí địa lý thuận lợi mà còn là các giá trị nhân văn, con người hiếu khách. Theo ông, xây dựng dự án phát triển du lịch Nam Giang là điều cần thiết vì qua đó, không chỉ khai phá các tiềm năng du lịch nơi đây mà còn đóng vai trò thúc đẩy cuộc sống của đồng bào dân tộc phát triển theo hướng tích cực./.
Trên địa bàn huyện Nam Giang có đồng bào các dân tộc Cơtu, Giẻ triêng sinh sống với nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể độc đáo như nhà gươl, dệt thổ cẩm, đan lát, săn bắt, ẩm thực; các lễ hội truyền thống, múa hát cồng chiêng. Huyện cũng có các địa danh thiên nhiên đặc trưng như thác Grăng; suối nước nóng Đắcpring; hệ thống thủy điện bậc thang; khu cửa khẩu quốc tế Đắc Ốc; khu bảo tồn sông Thanh; hệ thống đường giao thông xuyên suốt kết nối Nam Giang với thành phố Đà Nẵng cùng 2 di sản thế giới Hội An, Mỹ Sơn và các khu vực phụ cận như làng Bhoòng huyện Đông Giang; suối nước nóng Long Viên huyện Phước Sơn… Tất cả đã làm nên những lợi thế nhất định để Nam Giang xây dựng các sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, làng nghề; du lịch Carnaval.
Theo bà Phạm Thị Như, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban Nhân dân huyện Nam Giang, những năm qua, huyện đã đầu tư hàng chục tỷ đồng để khảo sát, đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho chiến lược phát triển du lịch của huyện.
Huyện đã xây dựng nhà truyền thống văn hóa các dân tộc Nam Giang để trưng bày, giới thiệu những giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc; xây mới, củng cố hệ thống nhà làng truyền thống (gươl, moong) tại các xã, thôn; phục dựng, phát triển các điệu múa hát cồng chiêng; xây dựng hạ tầng giao thông, bê tông hóa đường vào thác Grăng và làng dệt thổ cẩm Zara; quy hoạch các điểm du lịch lịch sử cách mạng; nhà lưu niệm làng Rô, đường Trường Sơn huyền thoại; xây dựng các nhà nghỉ tại làng văn hóa Đắc Ốc; cử thanh niên là con em đồng bào dân tộc đi học những lớp ngắn hạn về du lịch.
Mới đây, tỉnh Quảng Nam đã ký quyết định phê duyệt dự án Du lịch dựa vào cộng đồng Cơtu do Tổ chức FIDR tài trợ với tổng số tiền viện trợ cho dự án là 7 tỷ đồng. Mục tiêu của dự án là thay đổi tích cực về phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và văn hóa, chất lượng cuộc sống của người dân. Bên cạnh đó, tỉnh đã thông qua Đề án phát triển du lịch huyện Nam Giang giai đoạn 2007-2020, tạo cơ sở thuận lợi cho việc triển khai đầu tư, thu hút các dự án phát triển du lịch trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
Thời gian qua huyện Nam Giang đã có nhiều nỗ lực để phát triển ngành công nghiệp không khói, nhưng vẫn chưa thể khai phá tiềm năng du lịch, do thiếu sản phẩm du lịch, nguồn lực, kinh phí hạn chế, quảng bá tuyên truyền mang tính nhỏ lẻ, định hướng và quy hoạch tổng thể về phát triển du lịch còn chậm, dẫn đến sự lúng túng trong điều hành và thu hút đầu tư du lịch tại địa phương.
Mới đây, tại huyện Nam Giang đã có buổi tọa đàm chủ đề "Du lịch Nam Giang tiềm năng và phát triển" giữa lãnh đạo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh với hơn 40 công ty kinh doanh lữ hành trong khu vực miền Trung. Tại đây, nhiều ý kiến bày tỏ sự nghi ngại về tính hiệu quả khi triển khai dự án phát triển du lịch trước sự yếu kém cơ ở hạ tầng, sản phẩm du lịch, nhân lực, xử lý môi trường, tính bền vững của dự án, sự hưởng ứng của đồng bào sống trên địa bàn.
Ông Đinh Viết Văn Hải, Công ty vitour Đà Nẵng cho rằng, với sự đơn điệu sản phẩm và chi phí cao vì giao thông trắc trở, khoảng cách kết nối tuyến điểm, sản phẩm du lịch, nguồn nhân lực tại chỗ, vấn đề xử lý môi trường tại các điểm tham quan; sự cộng tác, hưởng ứng của đồng bào dân tộc sống trên địa bàn, hiệu quả khi đưa khách đến du lịch tại Nam Giang sẽ thấp. Nếu không có chiến lược phù hợp thì khó biến Nam Giang thành điểm đến hấp dẫn, dù ý tưởng đã được "phát lộ."
Ông Hồ Tấn Cường, Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam cho hay, so với các huyện miền núi của tỉnh, Nam Giang có đầy đủ các yếu tố để phát triển du lịch; đó không chỉ là các tài nguyên về văn hóa, thiên nhiên, vị trí địa lý thuận lợi mà còn là các giá trị nhân văn, con người hiếu khách. Theo ông, xây dựng dự án phát triển du lịch Nam Giang là điều cần thiết vì qua đó, không chỉ khai phá các tiềm năng du lịch nơi đây mà còn đóng vai trò thúc đẩy cuộc sống của đồng bào dân tộc phát triển theo hướng tích cực./.
Trần Tĩnh (Vietnam+)