Khu vực kinh tế tư nhân đang thực sự trở thành một trong những động lực quan trọng thúc đẩy chuyển đổi phương thức phát triển, cơ cấu lại nền kinh tế của Quảng Ninh.
Theo báo cáo tình hình kinh tế tư nhân của địa phương, khu vực này đóng góp vào thu ngân sách nội địa tăng bình quân 9%/năm và chiếm 15% tổng mức thu. Theo đó, năng suất lao động xã hội bình quân của tỉnh luôn trong Top đầu cả nước và nhiều năm liên tục đứng đầu toàn vùng Đồng bằng sông Hồng. Tuy nhiên nhìn tổng thể, các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân tại địa phương chủ yếu có quy mô nhỏ và siêu nhỏ.
Kinh tế biển: Động lực cho phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ninh
Tổng doanh thu dịch vụ cảng biển trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đạt gần 15.000 tỷ đồng, tăng bình quân 17,4%/năm; tỷ trọng đóng góp của dịch vụ cảng biển đạt khoảng 0,49% trong GRDP của tỉnh.
Nguyên nhân khách quan do thể chế pháp luật còn chưa đồng bộ, thống nhất, gây ra sự chồng chéo giữa các quy định tại các văn bản pháp luật, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư, đất đai, môi trường... Thời gian qua, tình hình kinh tế nhiều biến động khiến một số chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế bị đứt gãy, giá nguyên, nhiên, vật liệu tăng cao, việc huy động chuyên gia, nhà quản lý và lao động chất lượng cao, nhà thầu nước ngoài, máy móc, thiết bị nhập khẩu phục vụ các dự án phát triển kinh tế-xã hội bị gián đoạn... Điều này đã tác động lớn đến hoạt động sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đã không đủ khả năng trụ lại thị trường, phải thu hẹp quy mô hoặc rút khỏi thị trường.
Từ bài học kinh nghiệm, sự đổi mới mạnh mẽ về tư duy phát triển, bám sát thực tiễn để xây dựng hiệu quả kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội và các chỉ tiêu kế hoạch về phát triển doanh nghiệp khu vực tư nhân. Công tác lãnh đạo năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm và chịu trách nhiệm, từ đó có những lựa chọn đúng trọng tâm, khâu đột phá, tập trung nguồn lực, tổ chức thực hiện dứt điểm, đo lường được kết quả, hiệu quả. Các cấp lãnh đạo luôn đề cao vai trò và tạo mọi điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế tư nhân trở thành một trong những động lực quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh…
Trên cơ sở đó, Quảng Ninh triển khai thực hiện một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế tư nhân trong thời gian tới. Cụ thể là triển khai quyết liệt và có hiệu quả về đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Đặc biệt là đề án phát triển doanh nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo và phát triển sản phẩm chủ lực, xây dựng thương hiệu của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030… Điều này nhằm tạo sự đột phá trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và nhỏ và vừa.
Không dừng lại ở những thành tích đạt được, Quảng Ninh tiếp tục cải cách hành chính, các cấp quyết liệt thực hiện đồng bộ, hiệu quả, cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường đầu tư kinh doanh bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, công khai, minh bạch. Đặc biệt là giữ vững Top đầu các chỉ số PCI, PAPI, PAR Index và SIPAS.
Nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức hội, hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, ngoài những hội nghị thường niên gặp gỡ doanh nghiệp để tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, lãnh đạo tỉnh sẽ định kỳ hàng tháng, hàng quý tổ chức các cuộc gặp gỡ doanh nghiệp theo chuyên đề cụ thể, đảm bảo công tác tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp phải đi vào thực chất và hiệu quả. Trên cơ sở đó, tỉnh phấn đấu mục tiêu 80% kiến nghị phát sinh phải được giải quyết ngay trong quý. Với các vướng mắc vượt thẩm quyền, tỉnh cam kết báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý và tổ chức thực hiện theo pháp luật.
Cụ thể, Quảng Ninh triển khai xây dựng và triển khai kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó chú trọng hỗ trợ chuyển đổi số, hướng tới mục tiêu năm 2025 sẽ đứng trong Top 5 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số toàn diện. Bên cạnh đó, kinh tế số chiếm tỷ trọng ít nhất 20% trong GRDP và đến năm 2030 chiếm khoảng 35% theo mục tiêu đã đề ra, từ đó tạo nền tảng thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân./.