Quốc hội Mỹ ngày 22/4 đã có một bước đi quan trọng nhằm thúc đẩy áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với Iran xung quanh chương trình hạt nhân gây nhiều tranh cãi của Tehran.
Tại phiên họp, Hạ viện Mỹ đã nhất trí chọn ra một "ban đại diện" để phối hợp với các nghị sĩ tại Thượng viện, đi đến thống nhất hai văn bản của hai viện về các biện pháp trừng phạt Iran và đưa ra một dự thảo thống nhất để thông qua trong vài tuần tới.
Dự kiến ban đại diện lưỡng viện này sẽ hoàn tất công việc vào ngày 28/5, với các lệnh trừng phạt chủ yếu nhằm vào ngành nhập khẩu khí đốt và các sản phẩm hóa dầu khác của Tehran. Do thiếu khả năng lọc dầu nên dù là nước giàu nguồn dầu mỏ, Iran vẫn phải phụ thuộc vào nguồn khí đốt nhập khẩu để đáp ứng khoảng 40% nhu cầu tiêu thụ trong nước.
Các dự thảo trừng phạt kinh tế đối với Iran được Hạ viện Mỹ thông qua vào tháng 12/2009 và Thượng viện thông qua tháng 1/2010, nhưng dự thảo của hai viện có những điểm khác biệt và đối mặt với sự phản đối từ Bộ Ngoại giao Mỹ.
Chính quyền Tổng thống Barack Obama đang cố gắng trì hoãn việc áp đặt trừng phạt Iran nhằm nỗ lực thuyết phục Liên hợp quốc ra Nghị quyết mới về trừng phạt kinh tế đối với nước Cộng hòa Hồi giáo này.
Trong khi đó, Văn phòng Kiểm toán chính phủ Mỹ (GAO) cùng ngày cho biết có hơn 40 công ty nước ngoài hợp tác với ngành dầu khí Iran trong năm năm qua, nhiều gấp đôi so với số công ty mà GAO thống kê trong báo cáo ba năm trước đây.
Trong hơn 40 công ty nói trên, có hơn 20 công ty liên quan đến ngành khai thác khí đốt, hơn 10 công ty liên quan đến hoạt động khai thác dầu khí và các công ty còn lại tham gia vào các dự án xây dựng đường ống và hóa dầu với Iran. Một số công ty trong số này có trụ sở tại các nước đồng minh thân cận của Mỹ như Nhật Bản và Hàn Quốc.
Báo cáo của GAO có thể sẽ thổi bùng thêm chỉ trích của Quốc hội Mỹ rằng chính phủ đã không mạnh tay trừng phạt các công ty đang làm ăn với Iran.
Nếu không có số liệu cụ thể về mức đầu tư thực tế, các công ty nước ngoài nói trên không bị coi là vi phạm luật của Mỹ, đặc biệt là Luật Trừng phạt Iran-Libya năm 1996, theo đó bất cứ công ty nước ngoài nào đầu tư nhiều hơn 20 triệu USD vào khu vực năng lượng của Iran đều sẽ bị trừng phạt./.
Tại phiên họp, Hạ viện Mỹ đã nhất trí chọn ra một "ban đại diện" để phối hợp với các nghị sĩ tại Thượng viện, đi đến thống nhất hai văn bản của hai viện về các biện pháp trừng phạt Iran và đưa ra một dự thảo thống nhất để thông qua trong vài tuần tới.
Dự kiến ban đại diện lưỡng viện này sẽ hoàn tất công việc vào ngày 28/5, với các lệnh trừng phạt chủ yếu nhằm vào ngành nhập khẩu khí đốt và các sản phẩm hóa dầu khác của Tehran. Do thiếu khả năng lọc dầu nên dù là nước giàu nguồn dầu mỏ, Iran vẫn phải phụ thuộc vào nguồn khí đốt nhập khẩu để đáp ứng khoảng 40% nhu cầu tiêu thụ trong nước.
Các dự thảo trừng phạt kinh tế đối với Iran được Hạ viện Mỹ thông qua vào tháng 12/2009 và Thượng viện thông qua tháng 1/2010, nhưng dự thảo của hai viện có những điểm khác biệt và đối mặt với sự phản đối từ Bộ Ngoại giao Mỹ.
Chính quyền Tổng thống Barack Obama đang cố gắng trì hoãn việc áp đặt trừng phạt Iran nhằm nỗ lực thuyết phục Liên hợp quốc ra Nghị quyết mới về trừng phạt kinh tế đối với nước Cộng hòa Hồi giáo này.
Trong khi đó, Văn phòng Kiểm toán chính phủ Mỹ (GAO) cùng ngày cho biết có hơn 40 công ty nước ngoài hợp tác với ngành dầu khí Iran trong năm năm qua, nhiều gấp đôi so với số công ty mà GAO thống kê trong báo cáo ba năm trước đây.
Trong hơn 40 công ty nói trên, có hơn 20 công ty liên quan đến ngành khai thác khí đốt, hơn 10 công ty liên quan đến hoạt động khai thác dầu khí và các công ty còn lại tham gia vào các dự án xây dựng đường ống và hóa dầu với Iran. Một số công ty trong số này có trụ sở tại các nước đồng minh thân cận của Mỹ như Nhật Bản và Hàn Quốc.
Báo cáo của GAO có thể sẽ thổi bùng thêm chỉ trích của Quốc hội Mỹ rằng chính phủ đã không mạnh tay trừng phạt các công ty đang làm ăn với Iran.
Nếu không có số liệu cụ thể về mức đầu tư thực tế, các công ty nước ngoài nói trên không bị coi là vi phạm luật của Mỹ, đặc biệt là Luật Trừng phạt Iran-Libya năm 1996, theo đó bất cứ công ty nước ngoài nào đầu tư nhiều hơn 20 triệu USD vào khu vực năng lượng của Iran đều sẽ bị trừng phạt./.
(TTXVN/Vietnam+)