Tổng thống Syria Bashar al-Assad ngày càng chịu nhiều sức ép từ cộng đồng quốc tế cũng như trong nước đòi ông từ chức và thực hiện chuyển giao quyền lực để chấm dứt các cuộc xung đột gây chết người hàng ngày ở nước này.
Phát biểu sau một cuộc họp ở Brussels, Bỉ ngày 23/10, Chủ tịch Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) Herman Van Rompuy cảnh báo EU sẵn sàng áp dụng thêm các biện pháp trừng phạt đối với Syria do chính quyền nước này không ngăn chặn được làn sóng bạo lực trong nước.
EU trước đó đã nhiều lần đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với chính quyền của Tổng thống al-Assad, kéo dài các lệnh hạn chế đi lại đối với gia đình cũng như những quan chức thân cận với ông Assad, phong tỏa một số ngân hàng và khu vực dầu khí của Syria.
Trong tuyên bố đưa ra sau cuộc họp này, lãnh đạo các nước EU tiếp tục kêu gọi Tổng thống Assad từ chức để cho phép thực hiện một cuộc chuyển giao quyền lực, đồng thời lên án mạnh mẽ tình hình bạo lực ở Syria.
Trong một động thái gia tăng sức ép, Thượng Nghị sỹ Mỹ John McCain ngày 23/10 cũng cảnh báo khả năng can thiệp vũ trang để bảo vệ người dân ở Syria.
Phát biểu tại một cuộc họp của Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Jordan, ông McCain cho rằng nay các hoạt động quân sự ở Libya đã chấm dứt, phương Tây sẽ lại tập trung xem xét khả năng mở các hoạt động quân sự ở Syria.
Cùng ngày, Tổng Thư ký Liên đoàn Arập (AL) Nabil al-Arabi bày tỏ hy vọng nhà chức trách Syria sẽ hưởng ứng tích cực những nỗ lực của các nước Arập nhằm chấm dứt bạo lực tại nước này.
Trong một thông cáo, ông Arabi cho biết ủy ban cấp bộ trưởng của AL sẽ thảo luận với nhà cầm quyền Syria và lực lượng đối lập để hai bên có thể tiến hành cuộc đối thoại dân tộc, chấm dứt bạo lực tại Syria.
Mục tiêu của AL hướng tới việc chấm dứt mọi hình thức bạo lực tại Syria, tạo một bầu không khí thuận lợi để giải quyết khủng hoảng một cách hòa bình và bảo đảm ổn định của Syria, cũng như tránh sự can thhiệp của nước ngoài hay nội chiến.
Dự kiến một phái đoàn cấp bộ trưởng AL sẽ tới Damascus vào ngày 26/10 tới để đánh giá tình hình nước này.
Tại cuộc họp khẩn cấp ngày 16/10 tại Cairo, Ngoại trưởng các nước AL đã quyết định thành lập một uỷ ban cấp bộ trưởng do đại sứ các nước Algeria, Sudan, Oman và Ai Cập đứng đầu để tham gia cuộc đối thoại dân tộc giữa chính phủ và lực lượng đối lập ở Syria.
Chính quyền Syria mới đây cũng tuyên bố hoan nghênh chuyến thăm của ủy ban này.
Trong khi đó tại Syria, xung đột giữa lực lượng an ninh và người biểu tình ở thành phố Homs, miền Trung Syria, ngày 23/10 đã làm gần 10 người thiệt mạng.
Lực lượng đối lập đã kêu gọi một làn sóng biểu tình mới phản đối Tổng thống al-Assad với khẩu hiệu "Nay đến lượt ông" nhằm ám chỉ chính quyền của Tổng thống Assad sẽ bị lật đổ giống như kiểu ở Libya.
Xung đột trong làn sóng biểu tình trên cả nước phản đối Tổng thống Assad kể từ giữa tháng Ba vừa qua đã làm hơn 3.000 người thiệt mạng./.
Phát biểu sau một cuộc họp ở Brussels, Bỉ ngày 23/10, Chủ tịch Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) Herman Van Rompuy cảnh báo EU sẵn sàng áp dụng thêm các biện pháp trừng phạt đối với Syria do chính quyền nước này không ngăn chặn được làn sóng bạo lực trong nước.
EU trước đó đã nhiều lần đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với chính quyền của Tổng thống al-Assad, kéo dài các lệnh hạn chế đi lại đối với gia đình cũng như những quan chức thân cận với ông Assad, phong tỏa một số ngân hàng và khu vực dầu khí của Syria.
Trong tuyên bố đưa ra sau cuộc họp này, lãnh đạo các nước EU tiếp tục kêu gọi Tổng thống Assad từ chức để cho phép thực hiện một cuộc chuyển giao quyền lực, đồng thời lên án mạnh mẽ tình hình bạo lực ở Syria.
Trong một động thái gia tăng sức ép, Thượng Nghị sỹ Mỹ John McCain ngày 23/10 cũng cảnh báo khả năng can thiệp vũ trang để bảo vệ người dân ở Syria.
Phát biểu tại một cuộc họp của Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Jordan, ông McCain cho rằng nay các hoạt động quân sự ở Libya đã chấm dứt, phương Tây sẽ lại tập trung xem xét khả năng mở các hoạt động quân sự ở Syria.
Cùng ngày, Tổng Thư ký Liên đoàn Arập (AL) Nabil al-Arabi bày tỏ hy vọng nhà chức trách Syria sẽ hưởng ứng tích cực những nỗ lực của các nước Arập nhằm chấm dứt bạo lực tại nước này.
Trong một thông cáo, ông Arabi cho biết ủy ban cấp bộ trưởng của AL sẽ thảo luận với nhà cầm quyền Syria và lực lượng đối lập để hai bên có thể tiến hành cuộc đối thoại dân tộc, chấm dứt bạo lực tại Syria.
Mục tiêu của AL hướng tới việc chấm dứt mọi hình thức bạo lực tại Syria, tạo một bầu không khí thuận lợi để giải quyết khủng hoảng một cách hòa bình và bảo đảm ổn định của Syria, cũng như tránh sự can thhiệp của nước ngoài hay nội chiến.
Dự kiến một phái đoàn cấp bộ trưởng AL sẽ tới Damascus vào ngày 26/10 tới để đánh giá tình hình nước này.
Tại cuộc họp khẩn cấp ngày 16/10 tại Cairo, Ngoại trưởng các nước AL đã quyết định thành lập một uỷ ban cấp bộ trưởng do đại sứ các nước Algeria, Sudan, Oman và Ai Cập đứng đầu để tham gia cuộc đối thoại dân tộc giữa chính phủ và lực lượng đối lập ở Syria.
Chính quyền Syria mới đây cũng tuyên bố hoan nghênh chuyến thăm của ủy ban này.
Trong khi đó tại Syria, xung đột giữa lực lượng an ninh và người biểu tình ở thành phố Homs, miền Trung Syria, ngày 23/10 đã làm gần 10 người thiệt mạng.
Lực lượng đối lập đã kêu gọi một làn sóng biểu tình mới phản đối Tổng thống al-Assad với khẩu hiệu "Nay đến lượt ông" nhằm ám chỉ chính quyền của Tổng thống Assad sẽ bị lật đổ giống như kiểu ở Libya.
Xung đột trong làn sóng biểu tình trên cả nước phản đối Tổng thống Assad kể từ giữa tháng Ba vừa qua đã làm hơn 3.000 người thiệt mạng./.
(TTXVN/Vietnam+)