Quy hoạch chung khu kinh tế cửa khẩu An Giang

Theo quy hoạch, khu kinh tế cửa khẩu An Giang là trung tâm giao lưu phát triển kinh tế và là đầu mối giao thông quan trọng.
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 169/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chungxây dựng Khu kinh tế cửa khẩu An Giang, tỉnh An Giang đến năm 2030.

Được xác định là 1 trong 9 khu kinh tế trọng điểm quốc gia, khu kinh tế cửa khẩuAn Giang có lợi thế rất lớn khi có đến 3 khu vực cửa khẩu được đưa vào trọngđiểm là Tịnh Biên, Vĩnh Xương và Khánh Bình.

Đây chính là 3 cửa ngõ quan trọng nhất để hàng Việt Nam thâm nhập, lan tỏasang thị trường Campuchia và xa hơn là tiểu vùng sông Mekong và Đông Nam Á.

Theo quy hoạch, khu kinh tế cửa khẩu An Giang là trung tâm giao lưu phát triểnkinh tế và là đầu mối giao thông quan trọng, dự kiến quy mô dân số khu kinh tếnày đến năm 2020 khoảng 160.000 người.

Về đất đai, dự kiến đến năm 2020, diện tích đất khu kinh tế cửa khẩu An Giangkhoảng 3.200ha và tăng lên 4.500ha vào năm 2030.

Đến năm 2030, khu kinh tế cửa khẩu An Giang, tỉnh An Giang sẽ trở thành đầumối giao lưu kinh tế, giao thông vận tải quan trọng trong khu vực, góp phần thúcđẩy phát triển kinh tế xã hội tỉnh An Giang và vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ, việc quy hoạch chung xây dựng khukinh tế phải đảm bảo các chỉ tiêu chính về đất xây dựng đô thị và hạ tầng kỹthuật đô thị như giao thông, cấp điện, cấp nước, vệ sinh môi trường./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ông Agustaviano Sofjan, Tổng Lãnh sự Indonesia tại Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu tại hội thảo. (Ảnh: Xuân Anh/TTXVN)

Dư địa mở rộng xuất khẩu vào thị trường Halal

Quy mô của ngành công nghiệp phục vụ cho người Hồi giáo ngày càng phát triển; trong đó, Indonesia là thị trường Halal lớn nhất thế giới, tạo dư địa để mở rộng xuất khẩu nhiều mặt hàng Việt Nam.