Ngày 27/4, trong phiên họp diễn ra tại thủ đô Caracas của Venezuela, đại diện của 30 nước Mỹ Latinh và Caribe đã nhất trí thông qua quy trình và các bước hành động tiến tới thành lập Cộng đồng các nước Mỹ Latinh và Caribe (CELAC), dự kiến được tiến hành tại hội nghị thượng đỉnh khu vực vào đầu tháng Bảy tới.
Tại cuộc họp, các ngoại trưởng và quan chức ngoại giao của các nước tham dự đã thông qua thỏa thuận khung về cơ cấu tổ chức, cơ chế ra quyết định, cách thức triệu tập các cuộc họp cũng như các quy định về cương vị chủ tịch luân phiên của thể chế hướng tới hội nhập khu vực này.
Đại diện các bên cũng đã nhất trí đưa ra thời hạn 30 ngày để phân tích dự thảo tuyên bố chung về bảo vệ dân chủ và trật tự hiến pháp tại các nước thành viên của tổ chức mới, nhằm bảo vệ Mỹ Latinh và Caribe trước khả năng có thể xảy ra các cuộc đảo chính chống chính phủ hợp hiến như đã từng diễn ra tại Bolivia, Ecuador, Honduras và Venezuela vài năm trở lại đây.
Ngoại trưởng nước chủ nhà Nicolás Maduro khẳng định Caracas sẽ tiếp tục là nơi diễn ra các cuộc họp cấp bộ trưởng về biến đổi khí hậu, năng lượng, kinh tế, tài chính và thương mại, nhằm hoàn thiện nội dung chính trị và các nguyên tắc hoạt động của CELAC.
Các đại biểu của 30 nước Mỹ Latinh và Caribe cũng đã bày tỏ sự ủng hộ đối với vai trò trung gian của Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos và người đồng cấp Venezuela Hugo Chávez trong quá trình hòa giải dân tộc tại Honduras, nhằm vận động tổng thống bị phế truất Manuel Zelaya trở về nước và mở ra quá trình tái hòa nhập quốc gia Trung Mỹ vào các thể chế quốc tế.
Trước đó, tại hội nghị khu vực hồi tháng 2/2010, nguyên thủ các quốc gia Mỹ Latinh và Caribe đã quyết định thành lập CELAC, một liên minh mới tại khu vực này không bao gồm Mỹ và Canada, mang bản sắc riêng và thừa hưởng di sản của tổ chức Nhóm Rio và Hội nghị thượng đỉnh Mỹ Latinh và Caribe (CALC).
Tổ chức mới này đề cao nguyên tắc tôn trọng dân chủ, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các nước thành viên, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực, bảo vệ môi trường, nhân quyền và luật pháp quốc tế, kiến tạo hòa bình và an ninh khu vực./.
Tại cuộc họp, các ngoại trưởng và quan chức ngoại giao của các nước tham dự đã thông qua thỏa thuận khung về cơ cấu tổ chức, cơ chế ra quyết định, cách thức triệu tập các cuộc họp cũng như các quy định về cương vị chủ tịch luân phiên của thể chế hướng tới hội nhập khu vực này.
Đại diện các bên cũng đã nhất trí đưa ra thời hạn 30 ngày để phân tích dự thảo tuyên bố chung về bảo vệ dân chủ và trật tự hiến pháp tại các nước thành viên của tổ chức mới, nhằm bảo vệ Mỹ Latinh và Caribe trước khả năng có thể xảy ra các cuộc đảo chính chống chính phủ hợp hiến như đã từng diễn ra tại Bolivia, Ecuador, Honduras và Venezuela vài năm trở lại đây.
Ngoại trưởng nước chủ nhà Nicolás Maduro khẳng định Caracas sẽ tiếp tục là nơi diễn ra các cuộc họp cấp bộ trưởng về biến đổi khí hậu, năng lượng, kinh tế, tài chính và thương mại, nhằm hoàn thiện nội dung chính trị và các nguyên tắc hoạt động của CELAC.
Các đại biểu của 30 nước Mỹ Latinh và Caribe cũng đã bày tỏ sự ủng hộ đối với vai trò trung gian của Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos và người đồng cấp Venezuela Hugo Chávez trong quá trình hòa giải dân tộc tại Honduras, nhằm vận động tổng thống bị phế truất Manuel Zelaya trở về nước và mở ra quá trình tái hòa nhập quốc gia Trung Mỹ vào các thể chế quốc tế.
Trước đó, tại hội nghị khu vực hồi tháng 2/2010, nguyên thủ các quốc gia Mỹ Latinh và Caribe đã quyết định thành lập CELAC, một liên minh mới tại khu vực này không bao gồm Mỹ và Canada, mang bản sắc riêng và thừa hưởng di sản của tổ chức Nhóm Rio và Hội nghị thượng đỉnh Mỹ Latinh và Caribe (CALC).
Tổ chức mới này đề cao nguyên tắc tôn trọng dân chủ, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các nước thành viên, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực, bảo vệ môi trường, nhân quyền và luật pháp quốc tế, kiến tạo hòa bình và an ninh khu vực./.
(TTXVN/Vietnam+)