Ngày 26/9, tại Trụ sở Chính phủ, ông Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác bảo đảm an toàn giao thông chín tháng năm 2012.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã biểu dương những kết quả Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và các bộ, ngành, địa phương đã được trong thời gian qua.
Để thực hiện được mục tiêu giảm tai nạn giao thông từ 5%-10% trong ba tháng cuối năm, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, các bộ, ngành, đoàn thể, Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cần tiếp tục chỉ đạo quyết liệt, thực hiện đồng bộ các giải pháp đã nêu trong Kế hoạch hành động "Năm an toàn giao thông 2012"; tăng cường kiểm tra, đôn đốc, tránh tư tưởng chủ quan, lơ là.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và các bộ, ngành, đoàn thể, các cơ quan thành viên của Ủy ban cần xây dựng, triển khai kế hoạch hành động thực hiện Chỉ thị 18-CT/TW ngày 4/9/2012 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông; tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi những điểm mới trong Nghị định số 71/2012/NĐ-CP ngày 19/9/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm giao thông đường bộ.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng yêu cầu Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và Bộ Giao thông Vận tải cần quyết liệt thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn giao thông trong 3 tháng cuối năm, đặc biệt là trong mùa mưa bão và dịp Tết Dương lịch 2013...
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý Bộ Công an tập trung xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông; phối hợp với Sở Giao thông Vận tải các địa phương thực hiện quản lý hoạt động vận tải ngay khi xuất bến.
Phó Thủ tướng chỉ đạo các Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch hành động riêng, nhằm thực hiện tốt Chỉ thị 18-CT/TW của Ban Bí thư, thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo thường xuyên, đột xuất những vấn đề liên quan đến trật tự an toàn giao thông...
Theo báo cáo của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương đã có nhiều biện pháp chỉ đạo quyết liệt, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Số vụ vi phạm, số người chết, người bị thương đều giảm sâu cả ba tiêu chí. Trong chín tháng năm 2012, cả nước có 48 tỉnh, thành phố giảm trên 10% số người chết.
Đặc biệt, 5 tỉnh giảm trên 40% số người chết là: Hà Giang, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hà Tĩnh, Cần Thơ, Kiên Giang. Tuy nhiên, vẫn còn 6 tỉnh có số người chết vì tai nạn giao thông tăng cao là: Bạc Liêu (tăng 3,4%), Kon Tum (tăng 6,3%), Bắc Kạn (tăng 7,1%), Lào Cai (tăng 9,5%), Thừa Thiên-Huế (tăng 12,6%), Đồng Nai (tăng 18,8%).
Tình trạng ùn tắc giao thông ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh từng bước được cải thiện. Nhiều tỉnh, thành phố đã xây dựng, triển khai đồng bộ các mô hình, góp phần giảm thiểu ùn tắc, tai nạn giao thông như: Bắc Ninh với mô hình “gắn trách nhiệm người đứng đầu trong việc bảo đảm an toàn giao thông”. Thành phố Đà Nẵng với mô hình “Phân tách làn ôtô-xe máy trên một số tuyến phố,” “Chiến dịch khuyến khích đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn”…
Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra những mặt còn hạn chế là công tác xây dựng, hoàn thiện, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các bộ, ngành còn chậm. Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về an toàn giao thông ở một số địa phương chưa được duy trì thường xuyên. Công tác tổ chức giao thông còn nhiều bất cập. Hạ tầng giao thông chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và tốc độ phát triển của phương tiện giao thông.
Bên cạnh đó, việc tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông còn bộc lộ nhiều hạn chế. Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra tai nạn giao thông là sau khi uống rượu bia điều khiển phương tiện giao thông, chạy quá tốc độ quy định, lấn làn, lấn luồng, không chấp hành, thậm chí chống người thi hành công vụ còn diễn ra phổ biến. Tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng có giảm nhưng tính chất và mức độ nghiêm trọng có chiều hướng gia tăng.../.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã biểu dương những kết quả Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và các bộ, ngành, địa phương đã được trong thời gian qua.
Để thực hiện được mục tiêu giảm tai nạn giao thông từ 5%-10% trong ba tháng cuối năm, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, các bộ, ngành, đoàn thể, Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cần tiếp tục chỉ đạo quyết liệt, thực hiện đồng bộ các giải pháp đã nêu trong Kế hoạch hành động "Năm an toàn giao thông 2012"; tăng cường kiểm tra, đôn đốc, tránh tư tưởng chủ quan, lơ là.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và các bộ, ngành, đoàn thể, các cơ quan thành viên của Ủy ban cần xây dựng, triển khai kế hoạch hành động thực hiện Chỉ thị 18-CT/TW ngày 4/9/2012 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông; tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi những điểm mới trong Nghị định số 71/2012/NĐ-CP ngày 19/9/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm giao thông đường bộ.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng yêu cầu Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và Bộ Giao thông Vận tải cần quyết liệt thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn giao thông trong 3 tháng cuối năm, đặc biệt là trong mùa mưa bão và dịp Tết Dương lịch 2013...
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý Bộ Công an tập trung xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông; phối hợp với Sở Giao thông Vận tải các địa phương thực hiện quản lý hoạt động vận tải ngay khi xuất bến.
Phó Thủ tướng chỉ đạo các Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch hành động riêng, nhằm thực hiện tốt Chỉ thị 18-CT/TW của Ban Bí thư, thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo thường xuyên, đột xuất những vấn đề liên quan đến trật tự an toàn giao thông...
Theo báo cáo của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương đã có nhiều biện pháp chỉ đạo quyết liệt, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Số vụ vi phạm, số người chết, người bị thương đều giảm sâu cả ba tiêu chí. Trong chín tháng năm 2012, cả nước có 48 tỉnh, thành phố giảm trên 10% số người chết.
Đặc biệt, 5 tỉnh giảm trên 40% số người chết là: Hà Giang, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hà Tĩnh, Cần Thơ, Kiên Giang. Tuy nhiên, vẫn còn 6 tỉnh có số người chết vì tai nạn giao thông tăng cao là: Bạc Liêu (tăng 3,4%), Kon Tum (tăng 6,3%), Bắc Kạn (tăng 7,1%), Lào Cai (tăng 9,5%), Thừa Thiên-Huế (tăng 12,6%), Đồng Nai (tăng 18,8%).
Tình trạng ùn tắc giao thông ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh từng bước được cải thiện. Nhiều tỉnh, thành phố đã xây dựng, triển khai đồng bộ các mô hình, góp phần giảm thiểu ùn tắc, tai nạn giao thông như: Bắc Ninh với mô hình “gắn trách nhiệm người đứng đầu trong việc bảo đảm an toàn giao thông”. Thành phố Đà Nẵng với mô hình “Phân tách làn ôtô-xe máy trên một số tuyến phố,” “Chiến dịch khuyến khích đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn”…
Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra những mặt còn hạn chế là công tác xây dựng, hoàn thiện, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các bộ, ngành còn chậm. Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về an toàn giao thông ở một số địa phương chưa được duy trì thường xuyên. Công tác tổ chức giao thông còn nhiều bất cập. Hạ tầng giao thông chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và tốc độ phát triển của phương tiện giao thông.
Bên cạnh đó, việc tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông còn bộc lộ nhiều hạn chế. Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra tai nạn giao thông là sau khi uống rượu bia điều khiển phương tiện giao thông, chạy quá tốc độ quy định, lấn làn, lấn luồng, không chấp hành, thậm chí chống người thi hành công vụ còn diễn ra phổ biến. Tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng có giảm nhưng tính chất và mức độ nghiêm trọng có chiều hướng gia tăng.../.
Phúc Hằng (TTXVN)