Trang web tại địa chỉ www.clickkhongthuocla.vn, do sinh viên tình nguyện xây dựng, đã chính thức được ra mắt tại Hà Nội.
Trang web là nơi thông tin các hoạt động giao lưu, đối thoại nhằm vận động cho phong trào thanh niên Việt Nam vì môi trường không khói thuốc
Đây là một phần trong Sáng kiến “Click không thuốc lá” do Tổ chức Sức khỏe Gia đình Quốc tế (FHI) khởi xướng phối hợp cùng Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Chương trình Phòng chống tác hại thuốc lá Quốc gia (VINACOSH).
Đại sứ của Sáng kiến “Click không thuốc lá” Hà Anh Tuấn cho biết trang web ra đời cũng là cơ hội để thanh niên, đặc biệt là sinh viên nhận thức rõ hơn về tác hại của thuốc lá. Quan niệm mới về thế hệ thanh niên văn minh không hút thuốc lá và có lối sống lành mạnh sẽ được đề cao.
Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục khám chữa bệnh Bộ Y tế cho biết Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất thế giới với 56%. Tỷ lệ hút thuốc có xu hướng gia tăng và đối tượng ngày càng trẻ hóa.
“Với Sáng kiến “Click không thuốc lá” chúng tôi mong muốn góp phần làm giảm tỷ lệ hút thuốc trong thanh niên Việt Nam và nỗ lực đưa công tác phòng chống tác hại thuốc lá trở thành một ưu tiên trong lĩnh vực y tế cộng đồng”, Tiến sỹ Albert Siemens, Giám đốc điều hành FHI Quốc tế, một tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu và thực hiện các chương trình sức khỏe cộng đồng trên 10 năm qua tại Việt Nam, phát biểu.
Hàng năm, Việt Nam đã chi hơn 8.200 tỷ đồng để mua thuốc lá, số tiền này có thể mua được 2,4 triệu tấn gạo và đủ nuôi 15,6 triệu người trong một năm. Thuốc lá không chỉ là một vấn đề liên quan tới sức khỏe mà còn tác động tiêu cực đối với nền kinh tế và làm gia tăng đói nghèo, ông Khuê nói.
Thuốc lá cũng là thủ phạm chính gây ra các bệnh không lây nhiễm như tim mạch, huyết áp, đái tháo đường... Chỉ tính riêng chi phí liên quan đến căn bệnh ung thư phổi, bệnh tim do thiếu máu cục bộ và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính do sử dụng thuốc lá ở Việt Nam, Nhà nước đã chi hơn 1.100 tỷ đồng để chữa bệnh.
Thống kê của Vinacosh cho thấy mỗi ngày Việt Nam có trung bình 100 người chết vì các bệnh có liên quan tới thuốc lá.
Trung bình một năm, Việt Nam có khoảng 40.000 người chết vì các bệnh liên quan tới thuốc lá, cao hơn tổng số người chết vì tai nạn giao thông và HIV/AIDS.
Chính vì lẽ đó, Chính phủ Việt Nam đã phê chuẩn Công ước khung về kiểm soát thuốc lá của Liên hợp quốc vào năm 2004. Đồng thời, nhiều quy định cũng đã và đang được triển khai tại Việt Nam như dự thảo Luật phòng chống tác hại của thuốc lá tại Việt Nam đã được soạn thảo và sẽ trình Quốc hội vào năm 2011; quy định về cấm hút thuốc lá nơi công cộng của Chính phủ được áp dụng từ 1/1/2010./.
Trang web là nơi thông tin các hoạt động giao lưu, đối thoại nhằm vận động cho phong trào thanh niên Việt Nam vì môi trường không khói thuốc
Đây là một phần trong Sáng kiến “Click không thuốc lá” do Tổ chức Sức khỏe Gia đình Quốc tế (FHI) khởi xướng phối hợp cùng Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Chương trình Phòng chống tác hại thuốc lá Quốc gia (VINACOSH).
Đại sứ của Sáng kiến “Click không thuốc lá” Hà Anh Tuấn cho biết trang web ra đời cũng là cơ hội để thanh niên, đặc biệt là sinh viên nhận thức rõ hơn về tác hại của thuốc lá. Quan niệm mới về thế hệ thanh niên văn minh không hút thuốc lá và có lối sống lành mạnh sẽ được đề cao.
Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục khám chữa bệnh Bộ Y tế cho biết Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất thế giới với 56%. Tỷ lệ hút thuốc có xu hướng gia tăng và đối tượng ngày càng trẻ hóa.
“Với Sáng kiến “Click không thuốc lá” chúng tôi mong muốn góp phần làm giảm tỷ lệ hút thuốc trong thanh niên Việt Nam và nỗ lực đưa công tác phòng chống tác hại thuốc lá trở thành một ưu tiên trong lĩnh vực y tế cộng đồng”, Tiến sỹ Albert Siemens, Giám đốc điều hành FHI Quốc tế, một tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu và thực hiện các chương trình sức khỏe cộng đồng trên 10 năm qua tại Việt Nam, phát biểu.
Hàng năm, Việt Nam đã chi hơn 8.200 tỷ đồng để mua thuốc lá, số tiền này có thể mua được 2,4 triệu tấn gạo và đủ nuôi 15,6 triệu người trong một năm. Thuốc lá không chỉ là một vấn đề liên quan tới sức khỏe mà còn tác động tiêu cực đối với nền kinh tế và làm gia tăng đói nghèo, ông Khuê nói.
Thuốc lá cũng là thủ phạm chính gây ra các bệnh không lây nhiễm như tim mạch, huyết áp, đái tháo đường... Chỉ tính riêng chi phí liên quan đến căn bệnh ung thư phổi, bệnh tim do thiếu máu cục bộ và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính do sử dụng thuốc lá ở Việt Nam, Nhà nước đã chi hơn 1.100 tỷ đồng để chữa bệnh.
Thống kê của Vinacosh cho thấy mỗi ngày Việt Nam có trung bình 100 người chết vì các bệnh có liên quan tới thuốc lá.
Trung bình một năm, Việt Nam có khoảng 40.000 người chết vì các bệnh liên quan tới thuốc lá, cao hơn tổng số người chết vì tai nạn giao thông và HIV/AIDS.
Chính vì lẽ đó, Chính phủ Việt Nam đã phê chuẩn Công ước khung về kiểm soát thuốc lá của Liên hợp quốc vào năm 2004. Đồng thời, nhiều quy định cũng đã và đang được triển khai tại Việt Nam như dự thảo Luật phòng chống tác hại của thuốc lá tại Việt Nam đã được soạn thảo và sẽ trình Quốc hội vào năm 2011; quy định về cấm hút thuốc lá nơi công cộng của Chính phủ được áp dụng từ 1/1/2010./.
Ngọc Dung (Vietnam+)