Một giờ trước thời điểm công bố giải Nobel Hòa bình, kênh truyền hình NRK của Na Uy đã loan báo rằng giải thưởng năm nay sẽ được trao cho Liên minh châu Âu EU, định chế đang đối mặt với cuộc khủng hoảng lớn trong khu vực đồng Eurozone.
Kênh truyền hình này khẳng định EU sẽ đoạt Nobel Hòa bình và đây cũng không phải lần đầu tiên NRK đưa ra những thông tin theo dạng "rò rỉ" trước giờ công bố chính thức, mà đa phần đều đúng!
NRK phỏng đoán rằng ủy ban Nobel quyết định trao giải cho EU nhân dịp kỷ niệm tròn 60 năm thành lập những tổ chức tiền thân của khối là Cộng đồng Than và Thép châu Âu.
Theo phát thanh viên của kênh NRK thì EU sẽ đoạt giải nhờ vai trò của mình trong việc đảm bảo hòa bình và ổn định ở châu lục.
"Liên minh châu Âu đang ở trung tâm của một trong những cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất, nhưng có lẽ hòa bình và sự ổn định của châu lục khiến Na Uy không thể nói không với khối" - phát thanh viên NRK nói.
Na Uy, nước chủ trì giải Nobel Hòa bình, lại không phải là thành viên của EU và trong một cuộc trưng cầu gần đây, 3/4 dân số Na Uy đã phản đối việc gia nhập khối này.
Có tổng cộng 231 cá nhân và tổ chức được đưa vào danh sách ứng cử viên cho giải Nobel Hòa bình năm 2012.
Trước đó, các nhà cái cũng như một số chuyên gia đã đánh giá giáo sư khoa học chính trị Mỹ Gene Sharp là ứng cử viên lớn nhất cho giải Nobel Hòa bình.
Những cái tên khác được phỏng đoán gồm có nhà hoạt động nhân quyền đã chống việc mặc áo burka người Afghanistan Sima Samar và Maggie Gobran, người được mệnh danh là Thánh mẫu Teresa Ai Cập vì giúp người nghèo ở Cairo./.
Kênh truyền hình này khẳng định EU sẽ đoạt Nobel Hòa bình và đây cũng không phải lần đầu tiên NRK đưa ra những thông tin theo dạng "rò rỉ" trước giờ công bố chính thức, mà đa phần đều đúng!
NRK phỏng đoán rằng ủy ban Nobel quyết định trao giải cho EU nhân dịp kỷ niệm tròn 60 năm thành lập những tổ chức tiền thân của khối là Cộng đồng Than và Thép châu Âu.
Theo phát thanh viên của kênh NRK thì EU sẽ đoạt giải nhờ vai trò của mình trong việc đảm bảo hòa bình và ổn định ở châu lục.
"Liên minh châu Âu đang ở trung tâm của một trong những cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất, nhưng có lẽ hòa bình và sự ổn định của châu lục khiến Na Uy không thể nói không với khối" - phát thanh viên NRK nói.
Na Uy, nước chủ trì giải Nobel Hòa bình, lại không phải là thành viên của EU và trong một cuộc trưng cầu gần đây, 3/4 dân số Na Uy đã phản đối việc gia nhập khối này.
Có tổng cộng 231 cá nhân và tổ chức được đưa vào danh sách ứng cử viên cho giải Nobel Hòa bình năm 2012.
Trước đó, các nhà cái cũng như một số chuyên gia đã đánh giá giáo sư khoa học chính trị Mỹ Gene Sharp là ứng cử viên lớn nhất cho giải Nobel Hòa bình.
Những cái tên khác được phỏng đoán gồm có nhà hoạt động nhân quyền đã chống việc mặc áo burka người Afghanistan Sima Samar và Maggie Gobran, người được mệnh danh là Thánh mẫu Teresa Ai Cập vì giúp người nghèo ở Cairo./.
(Vietnam+)