Tiến sỹ Trần Tuấn Anh, Viện trưởng Viện Địa chất, Trưởng đoàn công tác Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam khẳng định rằng rung chấn địa chất trên địa bàn Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam sẽ giảm dần.
Tại buổi làm việc ngày 1/12 với Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam Trần Minh Cả, cùng lãnh đạo các Sở Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tài nguyên và Môi trường tỉnh, Ủy ban Nhân dân huyện Bắc Trà My về tình hình tai biến, rung chấn địa chất trên địa bàn huyện Bắc Trà My thời gian qua, tiến sỹ Trần Tuấn Anh cho biết sau 1 ngày khảo sát dọc theo trục Nam-Bắc Trà My với 54 điểm khảo sát, đoàn công tác đã xác định nguyên nhân rung chấn là do có sự hoạt động đứt gãy bờ trái Sông Tranh; tích nước thủy điện làm gia tăng đứt gãy địa chất.
Vì vậy, động đất kích thích là bình thường đối với vùng thủy điện và sẽ giảm dần, người dân tại khu vực này vẫn có thể sản xuất, sinh hoạt bình thường.
Phó giáo sư-tiến sỹ Phan Trọng Trịnh, thành viên đoàn công tác cho rằng những rung chấn địa chất trên địa bàn Bắc Trà My vừa qua là động đất kích thích, liên quan đến tích nước thủy điện Sông Tranh, cũng giống như rung chấn thủy điện Hòa Bình, thủy điện Sơn La, thông thường sau 5 năm sẽ không còn nữa và không gắn với hoạt động núi lửa. Vùng kích hoạt động đất gắn liền với đới đứt gãy theo phương Bắc-Tây Bắc-phương Nam.
[Khảo sát các rung chấn xảy ra tại tỉnh Quảng Nam]
Tiến sỹ Lê Từ Sơn, Viện Vật lý Địa cầu nhận xét so với thủy điện Sơn La, động đất kích thích ở Sông Tranh 2 lớn hơn, do bị tác động của tích nước nên diễn ra cũng sớm hơn và diễn biến phức tạp hơn thủy điện Sơn La. Nhưng không vượt quá dự báo của các nhà địa chấn, vì thủy điện Sông Tranh 2 vẫn đảm bảo an toàn với cường độ động đất 5,5 độ Richter.
Tuy vậy, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam nên phối hợp cùng Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam nghiên cứu chi tiết, đánh giá hệ số an toàn và đặt máy quan trắc tại những khu vực xảy ra rung chấn, để tư vấn cho địa phương về kiến trúc xây dựng phù hợp.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam Trần Minh Cả đánh giá cao kết quả nghiên cứu, khảo sát của đoàn công tác Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam về rung chấn địa chất trên địa bàn Bắc Trà My.
Ông đề nghị đoàn công tác cần có báo cáo chính thức gửi Ủy ban Nhân dân tỉnh để thông tin cho người dân địa phương hiểu rõ; nhanh chóng đặt trạm quan trắc tiếp tục nghiên cứu hiện tượng trượt lở đất tại khu vực này, để địa phương sớm có phương án di dời người dân và các công trình ra khỏi vùng nguy hiểm./.
Tại buổi làm việc ngày 1/12 với Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam Trần Minh Cả, cùng lãnh đạo các Sở Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tài nguyên và Môi trường tỉnh, Ủy ban Nhân dân huyện Bắc Trà My về tình hình tai biến, rung chấn địa chất trên địa bàn huyện Bắc Trà My thời gian qua, tiến sỹ Trần Tuấn Anh cho biết sau 1 ngày khảo sát dọc theo trục Nam-Bắc Trà My với 54 điểm khảo sát, đoàn công tác đã xác định nguyên nhân rung chấn là do có sự hoạt động đứt gãy bờ trái Sông Tranh; tích nước thủy điện làm gia tăng đứt gãy địa chất.
Vì vậy, động đất kích thích là bình thường đối với vùng thủy điện và sẽ giảm dần, người dân tại khu vực này vẫn có thể sản xuất, sinh hoạt bình thường.
Phó giáo sư-tiến sỹ Phan Trọng Trịnh, thành viên đoàn công tác cho rằng những rung chấn địa chất trên địa bàn Bắc Trà My vừa qua là động đất kích thích, liên quan đến tích nước thủy điện Sông Tranh, cũng giống như rung chấn thủy điện Hòa Bình, thủy điện Sơn La, thông thường sau 5 năm sẽ không còn nữa và không gắn với hoạt động núi lửa. Vùng kích hoạt động đất gắn liền với đới đứt gãy theo phương Bắc-Tây Bắc-phương Nam.
[Khảo sát các rung chấn xảy ra tại tỉnh Quảng Nam]
Tiến sỹ Lê Từ Sơn, Viện Vật lý Địa cầu nhận xét so với thủy điện Sơn La, động đất kích thích ở Sông Tranh 2 lớn hơn, do bị tác động của tích nước nên diễn ra cũng sớm hơn và diễn biến phức tạp hơn thủy điện Sơn La. Nhưng không vượt quá dự báo của các nhà địa chấn, vì thủy điện Sông Tranh 2 vẫn đảm bảo an toàn với cường độ động đất 5,5 độ Richter.
Tuy vậy, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam nên phối hợp cùng Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam nghiên cứu chi tiết, đánh giá hệ số an toàn và đặt máy quan trắc tại những khu vực xảy ra rung chấn, để tư vấn cho địa phương về kiến trúc xây dựng phù hợp.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam Trần Minh Cả đánh giá cao kết quả nghiên cứu, khảo sát của đoàn công tác Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam về rung chấn địa chất trên địa bàn Bắc Trà My.
Ông đề nghị đoàn công tác cần có báo cáo chính thức gửi Ủy ban Nhân dân tỉnh để thông tin cho người dân địa phương hiểu rõ; nhanh chóng đặt trạm quan trắc tiếp tục nghiên cứu hiện tượng trượt lở đất tại khu vực này, để địa phương sớm có phương án di dời người dân và các công trình ra khỏi vùng nguy hiểm./.
Trần Tĩnh (TTXVN/Vietnam+)