Sau đợt thua lỗ nặng của chứng khoán Phố Wall đêm trước, trong phiên giao dịch ngày 2/6, sắc đỏ bao trùm các thị trường chứng khoán châu Á, với chỉ số MSCI của thị trường chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (ngoại trừ Nhật Bản) giảm 2,2%.
Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 đánh mất 164,57 điểm (1,69%) xuống 9.555,04 điểm, do các thông tin bi quan về kinh tế Mỹ và sự thiếu chắc chắn về tình hình chính trị trong nước, trong bối cảnh Thủ tướng Naoto Kan đối mặt với cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm. Và điều này càng đào sâu mối lo ngại của các nhà đầu tư về nền kinh tế vẫn còn đang vật lộn với khó khăn của xứ Phù tang.
Norihiro Fujito, chiến lược gia cao cấp về đầu tư thuộc công ty Mitsubishi UFJ Morgan Stanley Securities, nhận định số liệu kinh tế yếu của Mỹ, khả năng Trung Quốc tăng lãi suất, Moody hạ xếp hạng tín dụng của Hy Lạp và tình hình chính trị căng thẳng tại Nhật Bản đang những yếu tố tiêu cực "phủ bóng đen" lên thị trường.
Tại Australia, chỉ số S&P/ASX 200 của thị trường chứng khoán Sydney giảm mạnh 106,97 điểm (2,27%) xuống 4.600,4 điểm.
Theo Ben Potter, nhà phân tích thuộc IG Markets, sau đợt bán tháo với khối lượng lớn trên thị trường Mỹ, thị trường chứng khoán Sydney cũng đi xuống do sức ép của hoạt động bán ra. Sự thua lỗ bao trùm lên tất cả lĩnh vực, trong đó giảm mạnh nhất là cổ phiếu của các công ty trong lĩnh vực tài chính, năng lượng và nguyên vật liệu.
Ben Taylor, nhà giao dịch thuộc CMC Markets cho biết bất chấp việc doanh số bán lẻ của Australia trong tháng 4/2011 tăng cao hơn dự kiến, các nhà đầu tư vẫn tập trung chú ý vào đà tăng trưởng yếu đi của kinh tế toàn cầu.
Theo ông Taylor, vào thời điểm hiện nay, thị trường đang bị chi phối bởi các yếu tố đến từ các thị trường nước ngoài như Mỹ, Trung Quốc và khu vực đồng euro (Eurozone).
Trong phiên này, cổ phiếu của tập đoàn BHP Billiton và Rio Tinto giảm lần lượt 98 xu và 1,45 USD. Riêng Ngân hàng Quốc gia Australia, cổ phiếu giảm 1,64 USD (6,29%).
Tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite của thị trường chứng khoán Thượng Hải, bao gồm cả cổ phiếu loại A và B giảm 38,39 điểm (1,40%) xuống 2.705,18 điểm.
Trong khi đó, chỉ số Hang Seng của thị trường chứng khoán Hong Kong giảm 372,59 điểm (1,58%) xuống 23.253,84 điểm. Cùng đà xuống điểm, tại Hàn Quốc, chỉ số KOSPI của thị trường chứng khoán Seoul giảm 27,14 điểm (1,27%) xuống 2.114,20 điểm.
Đêm trước tại Mỹ, các số liệu yếu kém về lĩnh vực việc làm và chế tạo đã phác lên một "bức tranh u ám" về kinh tế Mỹ và đẩy chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm mạnh 279,14 điểm (2,22%) xuống 12.290,65 điểm, còn chỉ số S&P 500 giảm 30,65 điểm (2,28%) xuống 1.314,55 điểm.
Theo thống kê của công ty ADP, trong tháng 5/2011, lĩnh vực tư nhân của Mỹ chỉ tạo mới được 38.000 việc làm, thấp hơn so với dự đoán 170.000 việc làm trước đó.
Cuộc điều tra của Viện Quản lý Nguồn cung Mỹ cũng cho biết trong cùng tháng chỉ số của ngành chế tạo nước này đã giảm 7 điểm phần trăm so với tháng 4/2011 xuống mức thấp nhất trong 19 tháng.
Nhà phân tích Paul Ashworth thuộc Capital Economics đánh giá rằng sự sụt giảm mạnh này sẽ chỉ làm dấy lên lo ngại nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ cần đến một "gói kích thích mềm" khác./.
Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 đánh mất 164,57 điểm (1,69%) xuống 9.555,04 điểm, do các thông tin bi quan về kinh tế Mỹ và sự thiếu chắc chắn về tình hình chính trị trong nước, trong bối cảnh Thủ tướng Naoto Kan đối mặt với cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm. Và điều này càng đào sâu mối lo ngại của các nhà đầu tư về nền kinh tế vẫn còn đang vật lộn với khó khăn của xứ Phù tang.
Norihiro Fujito, chiến lược gia cao cấp về đầu tư thuộc công ty Mitsubishi UFJ Morgan Stanley Securities, nhận định số liệu kinh tế yếu của Mỹ, khả năng Trung Quốc tăng lãi suất, Moody hạ xếp hạng tín dụng của Hy Lạp và tình hình chính trị căng thẳng tại Nhật Bản đang những yếu tố tiêu cực "phủ bóng đen" lên thị trường.
Tại Australia, chỉ số S&P/ASX 200 của thị trường chứng khoán Sydney giảm mạnh 106,97 điểm (2,27%) xuống 4.600,4 điểm.
Theo Ben Potter, nhà phân tích thuộc IG Markets, sau đợt bán tháo với khối lượng lớn trên thị trường Mỹ, thị trường chứng khoán Sydney cũng đi xuống do sức ép của hoạt động bán ra. Sự thua lỗ bao trùm lên tất cả lĩnh vực, trong đó giảm mạnh nhất là cổ phiếu của các công ty trong lĩnh vực tài chính, năng lượng và nguyên vật liệu.
Ben Taylor, nhà giao dịch thuộc CMC Markets cho biết bất chấp việc doanh số bán lẻ của Australia trong tháng 4/2011 tăng cao hơn dự kiến, các nhà đầu tư vẫn tập trung chú ý vào đà tăng trưởng yếu đi của kinh tế toàn cầu.
Theo ông Taylor, vào thời điểm hiện nay, thị trường đang bị chi phối bởi các yếu tố đến từ các thị trường nước ngoài như Mỹ, Trung Quốc và khu vực đồng euro (Eurozone).
Trong phiên này, cổ phiếu của tập đoàn BHP Billiton và Rio Tinto giảm lần lượt 98 xu và 1,45 USD. Riêng Ngân hàng Quốc gia Australia, cổ phiếu giảm 1,64 USD (6,29%).
Tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite của thị trường chứng khoán Thượng Hải, bao gồm cả cổ phiếu loại A và B giảm 38,39 điểm (1,40%) xuống 2.705,18 điểm.
Trong khi đó, chỉ số Hang Seng của thị trường chứng khoán Hong Kong giảm 372,59 điểm (1,58%) xuống 23.253,84 điểm. Cùng đà xuống điểm, tại Hàn Quốc, chỉ số KOSPI của thị trường chứng khoán Seoul giảm 27,14 điểm (1,27%) xuống 2.114,20 điểm.
Đêm trước tại Mỹ, các số liệu yếu kém về lĩnh vực việc làm và chế tạo đã phác lên một "bức tranh u ám" về kinh tế Mỹ và đẩy chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm mạnh 279,14 điểm (2,22%) xuống 12.290,65 điểm, còn chỉ số S&P 500 giảm 30,65 điểm (2,28%) xuống 1.314,55 điểm.
Theo thống kê của công ty ADP, trong tháng 5/2011, lĩnh vực tư nhân của Mỹ chỉ tạo mới được 38.000 việc làm, thấp hơn so với dự đoán 170.000 việc làm trước đó.
Cuộc điều tra của Viện Quản lý Nguồn cung Mỹ cũng cho biết trong cùng tháng chỉ số của ngành chế tạo nước này đã giảm 7 điểm phần trăm so với tháng 4/2011 xuống mức thấp nhất trong 19 tháng.
Nhà phân tích Paul Ashworth thuộc Capital Economics đánh giá rằng sự sụt giảm mạnh này sẽ chỉ làm dấy lên lo ngại nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ cần đến một "gói kích thích mềm" khác./.
Trà My (TTXVN/Vietnam+)