Trên dọc những cung đường nước Hà Tĩnh những ngày này, dọc theo những triền đê dài đầy nắng hay các nóc nhà nhô cao trên biển nước, không chỉ có màu vàng sậm của những nong lúa nảy mầm mà còn là những khoảng trắng của những “nong” sách của lũ trẻ nghèo Miền Trung.
Người ta cũng dễ dàng bắt gặp những đôi mắt đau đáu của lũ trẻ dõi theo xuồng cứu hộ từ những triền đê còn khô ráo. Thấp thoáng ẩn giấu trong lũ trẻ là cái đói cái ăn trước mắt và cả hành trình được tay bắt mặt mừng cùng các bạn đồng trang lứa tới trường.
Ngồi trên nóc nhà cùng với đống sách vở đã được phơi đầy, em Nguyễn Thị Hoài (lớp 7A, trường Trung học cơ sở Đặng Dung, Can Lộc) cẩn thận lật từng trang giấy ướt nhòe. Em bảo, mấy ngày nước lên cả nhà cũng chỉ còn biết “chạy” hết số thóc chứ không nghĩ gì đến chuyện khác. Khi hết mưa, chợt nhớ ra thì số sách vở đã nổi lềnh bềnh trong nước lũ.
Vừa nói, Hoài vừa đưa cho chúng tôi xem quyển vở viết đã chuyển màu bởi phù sa sông Nghèn. Hoài mếu máo: “Sách ướt hết thế ni, nỏ biết mần chi mà học?”
Dưới chân Hoài, toàn bộ số sách vở đều bị dòng nước dữ xé tả tơi. Quyển nào lành lặn nhất thì cũng đã nhăn nhúm, khô cong và chỉ chạm nhẹ là giòn tan dưới cái nắng như thiêu đốt của đất trời Hà Tĩnh.
Cách đó không xa, em Nguyễn Thị Dung, học lớp 9E trường Trung học cơ sở Đặng Dung đang lật giở từng trang vở viết của mình. Chỉ mới mấy hôm trước, số sách vở này vẫn ngày ngày cùng em tới lớp. Thế mà, qua mấy ngày mưa , chữ trong vở không thể đọc được nữa.
Đến giờ phút này, tại Hà Tĩnh, vẫn nhiều nơi nước chưa rút là bao nhiêu. Câu chuyện đến trường của những đứa trẻ vùng lũ dường như còn phải để sau khi cái ăn, cái mặc của đồng bào cũng còn đang bộn bề.
Mong ngóng được đi học trở lại, nhưng những đứa trẻ cũng biết giấu niềm mong đợi sách, mong đợi trường mở cửa trở lại để tham gia cùng cha mẹ lặn lội mưu sinh độ nhật qua ngày lũ.
Lội bì bõm trên cánh đồng trắng xõa nước, tay giăng những mảng lưới kéo vội những con cá mắc để có thể có được bữa ăn qua ngày, em Nguyễn Thành Đô, Phương Điền, Hương Khê cùng với hai bạn trong xóm đang ngày ngày lênh đênh cùng con thuyền “tự chế” để đánh cá.
Con thuyền trông thật nhỏ nhắn được em Đô kỳ công làm mất nửa ngày. Toàn bộ thân thuyền được ghép lại bằng những mảng gỗ. Thuyền nổi được nhờ 2 cây chuối neo chặt vào thân. Đứng từ trên cao nhìn xuống, chiếc thuyền chỉ mỏng như tàu lá, mỗi khi đi vào vùng nước xiết, cả người, cả thuyền lại lắc lư như trực lật.
“Lái đò” tí hon, một tay chống sào, một tay cầm lưới quăng mạnh về khoảng nước đục ngầu trước mặt. Đoạn, Đô lại đẩy thuyền đi hơn 1 sải nước giăng nốt những “khúc lưới” còn lại. Phía trên bờ, hơn chục đứa trẻ đứng ngóng về con thuyền đang chòng chành giữa sóng và cách đó không xa, hàng chục đứa trẻ khác cũng đang ngâm mình trong bể nước.
“Mẹ vẫn phải chạy gạo từng ngày, nhà lại có đứa em nhỏ nên em cũng cố kiếm thêm chút cá để cải thiện,” Đô thành thật.
Nhìn dáng trẻ nhỏ bé, lọt thỏm trong khoảng nước mênh mông, từng mảng lưới cứ từ từ kéo lên, trong đó cũng chỉ có vài dăm con cá nhỏ với dáng vẻ lam lũ một cách "hồn nhiên" lòng chúng tôi quặn thắt. Và cặp mắt lấp lánh kỳ vọng của cậu bé Nguyễn Ngọc Hậu (xóm 7, xã Hương Đô, Hương Khê, Hà Tĩnh) như xuyên thẳng vào trái tim chúng tôi khi em vừa hì hụi tát nước khỏi con thuyền cũ kỹ, vừa hồn nhiên bảo, bây giờ em chỉ ước trời nắng mãi, để nước "mau khô", em lại được đến trường...
Xem album ảnh những đứa trẻ vùng lũ mưu sinh tại đây./.
Người ta cũng dễ dàng bắt gặp những đôi mắt đau đáu của lũ trẻ dõi theo xuồng cứu hộ từ những triền đê còn khô ráo. Thấp thoáng ẩn giấu trong lũ trẻ là cái đói cái ăn trước mắt và cả hành trình được tay bắt mặt mừng cùng các bạn đồng trang lứa tới trường.
Ngồi trên nóc nhà cùng với đống sách vở đã được phơi đầy, em Nguyễn Thị Hoài (lớp 7A, trường Trung học cơ sở Đặng Dung, Can Lộc) cẩn thận lật từng trang giấy ướt nhòe. Em bảo, mấy ngày nước lên cả nhà cũng chỉ còn biết “chạy” hết số thóc chứ không nghĩ gì đến chuyện khác. Khi hết mưa, chợt nhớ ra thì số sách vở đã nổi lềnh bềnh trong nước lũ.
Vừa nói, Hoài vừa đưa cho chúng tôi xem quyển vở viết đã chuyển màu bởi phù sa sông Nghèn. Hoài mếu máo: “Sách ướt hết thế ni, nỏ biết mần chi mà học?”
Dưới chân Hoài, toàn bộ số sách vở đều bị dòng nước dữ xé tả tơi. Quyển nào lành lặn nhất thì cũng đã nhăn nhúm, khô cong và chỉ chạm nhẹ là giòn tan dưới cái nắng như thiêu đốt của đất trời Hà Tĩnh.
Cách đó không xa, em Nguyễn Thị Dung, học lớp 9E trường Trung học cơ sở Đặng Dung đang lật giở từng trang vở viết của mình. Chỉ mới mấy hôm trước, số sách vở này vẫn ngày ngày cùng em tới lớp. Thế mà, qua mấy ngày mưa , chữ trong vở không thể đọc được nữa.
Đến giờ phút này, tại Hà Tĩnh, vẫn nhiều nơi nước chưa rút là bao nhiêu. Câu chuyện đến trường của những đứa trẻ vùng lũ dường như còn phải để sau khi cái ăn, cái mặc của đồng bào cũng còn đang bộn bề.
Mong ngóng được đi học trở lại, nhưng những đứa trẻ cũng biết giấu niềm mong đợi sách, mong đợi trường mở cửa trở lại để tham gia cùng cha mẹ lặn lội mưu sinh độ nhật qua ngày lũ.
Lội bì bõm trên cánh đồng trắng xõa nước, tay giăng những mảng lưới kéo vội những con cá mắc để có thể có được bữa ăn qua ngày, em Nguyễn Thành Đô, Phương Điền, Hương Khê cùng với hai bạn trong xóm đang ngày ngày lênh đênh cùng con thuyền “tự chế” để đánh cá.
Con thuyền trông thật nhỏ nhắn được em Đô kỳ công làm mất nửa ngày. Toàn bộ thân thuyền được ghép lại bằng những mảng gỗ. Thuyền nổi được nhờ 2 cây chuối neo chặt vào thân. Đứng từ trên cao nhìn xuống, chiếc thuyền chỉ mỏng như tàu lá, mỗi khi đi vào vùng nước xiết, cả người, cả thuyền lại lắc lư như trực lật.
“Lái đò” tí hon, một tay chống sào, một tay cầm lưới quăng mạnh về khoảng nước đục ngầu trước mặt. Đoạn, Đô lại đẩy thuyền đi hơn 1 sải nước giăng nốt những “khúc lưới” còn lại. Phía trên bờ, hơn chục đứa trẻ đứng ngóng về con thuyền đang chòng chành giữa sóng và cách đó không xa, hàng chục đứa trẻ khác cũng đang ngâm mình trong bể nước.
“Mẹ vẫn phải chạy gạo từng ngày, nhà lại có đứa em nhỏ nên em cũng cố kiếm thêm chút cá để cải thiện,” Đô thành thật.
Nhìn dáng trẻ nhỏ bé, lọt thỏm trong khoảng nước mênh mông, từng mảng lưới cứ từ từ kéo lên, trong đó cũng chỉ có vài dăm con cá nhỏ với dáng vẻ lam lũ một cách "hồn nhiên" lòng chúng tôi quặn thắt. Và cặp mắt lấp lánh kỳ vọng của cậu bé Nguyễn Ngọc Hậu (xóm 7, xã Hương Đô, Hương Khê, Hà Tĩnh) như xuyên thẳng vào trái tim chúng tôi khi em vừa hì hụi tát nước khỏi con thuyền cũ kỹ, vừa hồn nhiên bảo, bây giờ em chỉ ước trời nắng mãi, để nước "mau khô", em lại được đến trường...
Xem album ảnh những đứa trẻ vùng lũ mưu sinh tại đây./.
Mạnh Hùng (Vietnam+)