Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Bùi Xuân Khu, giá trị sản xuất công nghiệp cả nước trong tháng 1 đạt gần 62,79 nghìn tỷ đồng, tăng 28,4% so với cùng kỳ năm trước.
Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước vẫn giữ tốc độ tăng cao nhất là 31,1%, tiếp theo là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 29,1%, khu vực kinh tế Nhà nước tăng 23,1%.
Đáng chú ý, hầu hết các sản phẩm phục vụ sản xuất như điện, than, khí đốt, quặng apatit, vải dệt... đều tăng mạnh so với cùng kỳ.
Sở dĩ công nghiệp cả nước tăng trưởng cao trong tháng 1 là do kinh tế Việt Nam đang phục hồi trở lại nhờ sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, của các bộ, ngành và sự nỗ lực cao của các doanh nghiệp trong nước.
Dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của khối địa phương là Vĩnh Phúc, Phú Thọ, thành phố Đà Nẵng, Bình Dương, Quảng Ninh... với mức tăng từ 46,6-92,7%.
Trong tháng 1, lưu lượng nước về các hồ chứa thấp hơn trung bình nhiều năm và tình hình phụ tải vẫn duy trì ở mức cao. Vì vậy, các nhà máy thủy điện miền Bắc khai thác hạn chế để giữ nước phục vụ xả nước đổ ải vụ đông xuân.
Các nhà máy tuabin khí, nhiệt điện than phải khai thác cao hơn những tháng trước đó để sản lượng điện trong tháng đạt khoảng 7,03 tỷ kWh, tăng 32,2% so với cùng kỳ.
Kinh tế ổn định đã kích cầu đầu tư xây dựng, người dân xây dựng, sửa chữa nhà cửa đón năm mới nên các sản phẩm vật liệu xây dựng tháng 1 có mức tăng trưởng cao, như ximăng tăng 91,5%, thép tròn tăng 61,5%...
Bên cạnh đó, tháng 1 khởi đầu với nhiều thuận lợi cho ngành dệt may. Nhiều doanh nghiệp đã nhận được đơn hàng xuất khẩu với khối lượng lớn và nỗ lực bứt phá giành thị phần sản phẩm may mặc ngay trên thị trường nội địa.
Ngành da giày cũng sản xuất ổn định và tăng trưởng do đang vào vụ, nhất là sản phẩm giầy thể thao. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong ngành vẫn gia công xuất khẩu là chính, rất ít quan tâm đến thị trường nội địa và phát triển các sản phẩm mang nhãn hiệu Việt Nam.
Để tiếp tục giữ tốc độ tăng trưởng trong tháng 2, Bộ Công Thương chỉ đạo các doanh nghiệp tập trung sắp xếp lại sản xuất, đổi mới phương thức điều hành theo hướng quyết liệt nhưng linh hoạt, sát với tình hình thực tế để khai thác tối đa năng lực sản xuất và nhu cầu thị trường, đáp ứng một cách tốt nhất các sản phẩm thiết yếu của nền kinh tế, đồng thời, đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng nguyên liệu, các mặt hàng phụ trợ cho sản xuất thay thế hàng nhập khẩu.
Trước mắt, cùng với việc tiếp tục triển khai cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" một cách hiệu quả, Bộ Công Thương yêu cầu các doanh nghiệp chuẩn bị đủ nguồn hàng phục vụ nhu cầu mua sắm trong dịp Tết của nhân dân, nhất là những mặt hàng chính sách phục vụ đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
Bên cạnh đó, bộ cũng chỉ đạo các đơn vị quản lý thị trường kiểm soát chặt chẽ chất lượng hàng hóa, phối hợp với cơ quan chức năng kiểm soát về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các mặt hàng lưu thông trên thị trường./.
Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước vẫn giữ tốc độ tăng cao nhất là 31,1%, tiếp theo là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 29,1%, khu vực kinh tế Nhà nước tăng 23,1%.
Đáng chú ý, hầu hết các sản phẩm phục vụ sản xuất như điện, than, khí đốt, quặng apatit, vải dệt... đều tăng mạnh so với cùng kỳ.
Sở dĩ công nghiệp cả nước tăng trưởng cao trong tháng 1 là do kinh tế Việt Nam đang phục hồi trở lại nhờ sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, của các bộ, ngành và sự nỗ lực cao của các doanh nghiệp trong nước.
Dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của khối địa phương là Vĩnh Phúc, Phú Thọ, thành phố Đà Nẵng, Bình Dương, Quảng Ninh... với mức tăng từ 46,6-92,7%.
Trong tháng 1, lưu lượng nước về các hồ chứa thấp hơn trung bình nhiều năm và tình hình phụ tải vẫn duy trì ở mức cao. Vì vậy, các nhà máy thủy điện miền Bắc khai thác hạn chế để giữ nước phục vụ xả nước đổ ải vụ đông xuân.
Các nhà máy tuabin khí, nhiệt điện than phải khai thác cao hơn những tháng trước đó để sản lượng điện trong tháng đạt khoảng 7,03 tỷ kWh, tăng 32,2% so với cùng kỳ.
Kinh tế ổn định đã kích cầu đầu tư xây dựng, người dân xây dựng, sửa chữa nhà cửa đón năm mới nên các sản phẩm vật liệu xây dựng tháng 1 có mức tăng trưởng cao, như ximăng tăng 91,5%, thép tròn tăng 61,5%...
Bên cạnh đó, tháng 1 khởi đầu với nhiều thuận lợi cho ngành dệt may. Nhiều doanh nghiệp đã nhận được đơn hàng xuất khẩu với khối lượng lớn và nỗ lực bứt phá giành thị phần sản phẩm may mặc ngay trên thị trường nội địa.
Ngành da giày cũng sản xuất ổn định và tăng trưởng do đang vào vụ, nhất là sản phẩm giầy thể thao. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong ngành vẫn gia công xuất khẩu là chính, rất ít quan tâm đến thị trường nội địa và phát triển các sản phẩm mang nhãn hiệu Việt Nam.
Để tiếp tục giữ tốc độ tăng trưởng trong tháng 2, Bộ Công Thương chỉ đạo các doanh nghiệp tập trung sắp xếp lại sản xuất, đổi mới phương thức điều hành theo hướng quyết liệt nhưng linh hoạt, sát với tình hình thực tế để khai thác tối đa năng lực sản xuất và nhu cầu thị trường, đáp ứng một cách tốt nhất các sản phẩm thiết yếu của nền kinh tế, đồng thời, đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng nguyên liệu, các mặt hàng phụ trợ cho sản xuất thay thế hàng nhập khẩu.
Trước mắt, cùng với việc tiếp tục triển khai cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" một cách hiệu quả, Bộ Công Thương yêu cầu các doanh nghiệp chuẩn bị đủ nguồn hàng phục vụ nhu cầu mua sắm trong dịp Tết của nhân dân, nhất là những mặt hàng chính sách phục vụ đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
Bên cạnh đó, bộ cũng chỉ đạo các đơn vị quản lý thị trường kiểm soát chặt chẽ chất lượng hàng hóa, phối hợp với cơ quan chức năng kiểm soát về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các mặt hàng lưu thông trên thị trường./.
Mai Phương (Vietnam+)