Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) dự kiến vào tháng tới sẽ ra phán quyết về việc Trung Quốc có vi phạm luật thương mại quốc tế trong hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô hay không.
Ủy viên thương mại EU, ông Karel De Gucht cho biết phán quyết của WTO sẽ thúc đẩy hàng loạt kế hoạch của Liên minh châu Âu (EU) nhằm phản đối việc hạn chế xuất khẩu các mặt hàng khác của Bắc Kinh.
Theo quan chức trên, phán quyết của WTO sẽ cải thiện đáng kể vị thế của EU, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết tranh chấp này trong tương lai tại WTO cũng như các vấn đề liên quan đến hạn chế xuất khẩu đất hiếm.
Năm 2009, Mỹ, EU, Mexico đã gửi đơn khiếu nại lên WTO cáo buộc Trung Quốc hạn chế xuất khẩu các loại khoáng sản như bôxít hay magiê, bằng cách tăng gấp đôi giá nguyên liệu, áp đặt thuế xuất khẩu cao và hạn chế bằng hạn ngạch nhằm đem lại lợi thế không công bằng cho các nhà sản xuất nội địa, và gây khó khăn cho các nhà sản xuất nước ngoài trong việc tiếp cận nguồn cung.
Mặc dù Trung Quốc chỉ có 30% trữ lượng đất hiếm toàn cầu, song lại là nhà sản xuất lớn nhất thế giới, khi chiếm khoảng 97% nguồn cung nguyên liệu này.
Việc Bắc Kinh quyết định hạn chế xuất khẩu đất hiếm đã gióng lên hồi chuông cảnh báo đối với nhiều ngành công nghiệp trên thế giới, do đất hiếm là nguồn nguyên liệu quan trọng sử dụng trong sản xuất điện thoại di động, sợi quang học và các mặt hàng công nghệ cao.
Về phần mình, Trung Quốc lấy lý do bảo vệ môi trường thiên nhiên và việc cần thiết bảo tồn nguồn tài nguyên quốc gia cho quyết định giảm xuất khẩu nói trên.
Trong khi đó, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy nhận định, giá nguyên liệu thô tăng cao đang đe dọa tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu và G-20 nên nhóm họp để thảo luận các điều kiện cho phát triển kinh tế bền vững./.
Ủy viên thương mại EU, ông Karel De Gucht cho biết phán quyết của WTO sẽ thúc đẩy hàng loạt kế hoạch của Liên minh châu Âu (EU) nhằm phản đối việc hạn chế xuất khẩu các mặt hàng khác của Bắc Kinh.
Theo quan chức trên, phán quyết của WTO sẽ cải thiện đáng kể vị thế của EU, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết tranh chấp này trong tương lai tại WTO cũng như các vấn đề liên quan đến hạn chế xuất khẩu đất hiếm.
Năm 2009, Mỹ, EU, Mexico đã gửi đơn khiếu nại lên WTO cáo buộc Trung Quốc hạn chế xuất khẩu các loại khoáng sản như bôxít hay magiê, bằng cách tăng gấp đôi giá nguyên liệu, áp đặt thuế xuất khẩu cao và hạn chế bằng hạn ngạch nhằm đem lại lợi thế không công bằng cho các nhà sản xuất nội địa, và gây khó khăn cho các nhà sản xuất nước ngoài trong việc tiếp cận nguồn cung.
Mặc dù Trung Quốc chỉ có 30% trữ lượng đất hiếm toàn cầu, song lại là nhà sản xuất lớn nhất thế giới, khi chiếm khoảng 97% nguồn cung nguyên liệu này.
Việc Bắc Kinh quyết định hạn chế xuất khẩu đất hiếm đã gióng lên hồi chuông cảnh báo đối với nhiều ngành công nghiệp trên thế giới, do đất hiếm là nguồn nguyên liệu quan trọng sử dụng trong sản xuất điện thoại di động, sợi quang học và các mặt hàng công nghệ cao.
Về phần mình, Trung Quốc lấy lý do bảo vệ môi trường thiên nhiên và việc cần thiết bảo tồn nguồn tài nguyên quốc gia cho quyết định giảm xuất khẩu nói trên.
Trong khi đó, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy nhận định, giá nguyên liệu thô tăng cao đang đe dọa tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu và G-20 nên nhóm họp để thảo luận các điều kiện cho phát triển kinh tế bền vững./.
Việt Khoa (TTXVN/Vietnam+)