Theo ông Trịnh Duyệt, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Bảo Yên, Lào Cai, đến thời điểm này, hơn 100ha rừng cây bồ đề ở xã Bảo Yên đã bị một loại sâu lạ tàn phá nặng nề, ước thiệt hại lên đến hàng trăm triệu đồng.
Địa bàn ảnh hường nhiều nhất là xã Kim Sơn trên 90ha. Năm 2009, tại đây từng xuất hiện sâu bệnh gây hại trên rừng cây bồ đề nhưng mật độ không cao, một số vườn cây bị sâu phá hoại nhưng vẫn còn khả năng phục hồi.
Năm nay, loại sâu đó lại xuất hiện với mật độ dày đặc, đồng loạt phá hoại trên tất cả diện tích cây bồ đề; qua theo dõi của người dân, có thời điểm, mật độ sâu lên tới hàng nghìn con trên 1 cây.
Chị Nguyễn Thị Khuyên, ở Bản 1, thôn Tân Văn cho biết, Loại sâu này lúc mới nở chỉ bằng đầu kim, sau vài ngày trưởng thành đã to bằng đầu đũa, chúng ăn lá cây như tằm ăn dâu, sâu gây hại nhiều hơn vào ban đêm.
Vườn cây bồ đề gần 4ha của gia đình chị từ lúc phát hiện có sâu mà chỉ sau 3 ngày đã bị phá hoại hoàn toàn. Do mật độ sâu dày, tốc độ gây hại nhanh, nên hầu hết diện tích cây sau khi bị sâu ăn trụi lá dẫn đến khô dần từ ngọn và chết.
Nhiều gia đình thiệt hại đến 3 trăm triệu đồng. Hiện cả huyện Bảo Yên (Lào Cai) có trên 70 hộ dân bị sâu lạ gây hại, làm thiệt hại toàn bộ các khu rừng trồng của các hộ dân, trong đó có những hộ mất gần 5ha rừng.
Ngay sau khi phát hiện sâu bệnh, huyện Bảo Yên đã chỉ đạo các ngành nông-lâm nghiệp, trạm bảo vệ thực vật phối hợp cùng chính quyền xã kiểm tra, xác minh và tìm biện pháp giúp nhân dân phòng, chống sâu bệnh. Tuy nhiên, diện tích rừng khá lớn và cây trồng đã khép tán nên việc phòng trừ gặp rất nhiều khó khăn.
Chính quyền và cơ quan chức năng hướng dẫn nhân dân chặt bỏ, đồng thời tìm biện pháp hỗ trợ về cây giống, phân bón, đặc biệt là hỗ trợ về kỹ thuật trồng và chăm sóc, giúp người dân lựa chọn những cây trồng phù hợp nhằm hạn chế tình trạng sâu bệnh gây hại như hiện nay./.
Địa bàn ảnh hường nhiều nhất là xã Kim Sơn trên 90ha. Năm 2009, tại đây từng xuất hiện sâu bệnh gây hại trên rừng cây bồ đề nhưng mật độ không cao, một số vườn cây bị sâu phá hoại nhưng vẫn còn khả năng phục hồi.
Năm nay, loại sâu đó lại xuất hiện với mật độ dày đặc, đồng loạt phá hoại trên tất cả diện tích cây bồ đề; qua theo dõi của người dân, có thời điểm, mật độ sâu lên tới hàng nghìn con trên 1 cây.
Chị Nguyễn Thị Khuyên, ở Bản 1, thôn Tân Văn cho biết, Loại sâu này lúc mới nở chỉ bằng đầu kim, sau vài ngày trưởng thành đã to bằng đầu đũa, chúng ăn lá cây như tằm ăn dâu, sâu gây hại nhiều hơn vào ban đêm.
Vườn cây bồ đề gần 4ha của gia đình chị từ lúc phát hiện có sâu mà chỉ sau 3 ngày đã bị phá hoại hoàn toàn. Do mật độ sâu dày, tốc độ gây hại nhanh, nên hầu hết diện tích cây sau khi bị sâu ăn trụi lá dẫn đến khô dần từ ngọn và chết.
Nhiều gia đình thiệt hại đến 3 trăm triệu đồng. Hiện cả huyện Bảo Yên (Lào Cai) có trên 70 hộ dân bị sâu lạ gây hại, làm thiệt hại toàn bộ các khu rừng trồng của các hộ dân, trong đó có những hộ mất gần 5ha rừng.
Ngay sau khi phát hiện sâu bệnh, huyện Bảo Yên đã chỉ đạo các ngành nông-lâm nghiệp, trạm bảo vệ thực vật phối hợp cùng chính quyền xã kiểm tra, xác minh và tìm biện pháp giúp nhân dân phòng, chống sâu bệnh. Tuy nhiên, diện tích rừng khá lớn và cây trồng đã khép tán nên việc phòng trừ gặp rất nhiều khó khăn.
Chính quyền và cơ quan chức năng hướng dẫn nhân dân chặt bỏ, đồng thời tìm biện pháp hỗ trợ về cây giống, phân bón, đặc biệt là hỗ trợ về kỹ thuật trồng và chăm sóc, giúp người dân lựa chọn những cây trồng phù hợp nhằm hạn chế tình trạng sâu bệnh gây hại như hiện nay./.
Lục Văn Toán (TTXVN/Vietnam+)