Cơ quan Môi trường Quốc gia Singapore cho biết ô nhiễm không khí của nước này đã tăng lên mức cao nhất do gió đã đưa khói từ các đám cháy rừng ở nước láng giềng Indonesia tới.
Kết quả đo đạc sáng ngày 7/9 cho thấy Chỉ số ô nhiễm không khí (PSI) tại thành phố-đảo quốc Sư tử này dao động trong khoảng 65-75, mức tồi tệ nhất trong năm nay, khiến Cơ quan nói trên phải ban hành cảnh báo về sức khỏe, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh tim phổi, người cao tuổi và trẻ nhỏ.
Thời tiết khô nóng đã làm một số khu rừng trong hàng trăm điểm nóng có nguy cơ bị cháy ở Indonesia, nhất là ở đảo Sumatra nằm đối diện với Singapore, bị cháy, và khói đã theo chiều gió từ phia Nam và Tây Nam thổi tới làm cả thành phố Singapore như chìm trong màn sương mờ.
Tờ Straits Times của Singapore cho biết khói chủ yếu là từ các đám cháy rừng do thời tiết khô hạn, tập trung ở các tỉnh Jambi và South Sumatra của Indonesia.
Cháy rừng vẫn thường xuyên xẩy ra ở Indonsia, không chỉ vì thời tiết khô hanh, mà còn do nông dân quen dùng cách đốt cháy để làm sạch các diện tích đất trồng trọt trong mùa khô sau vụ thu hoạch, không những ảnh hưởng đến sức khỏe, du lịch mà còn rất dễ gây cháy trên diện rộng.
Mặc dù Chính phủ Indonesia đã ban hành lệnh cấm đốt rừng, rơm rạ hay rau mầu sau vụ thu hoạch, nhưng quy định này phần lớn đã bị bỏ qua./.
Kết quả đo đạc sáng ngày 7/9 cho thấy Chỉ số ô nhiễm không khí (PSI) tại thành phố-đảo quốc Sư tử này dao động trong khoảng 65-75, mức tồi tệ nhất trong năm nay, khiến Cơ quan nói trên phải ban hành cảnh báo về sức khỏe, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh tim phổi, người cao tuổi và trẻ nhỏ.
Thời tiết khô nóng đã làm một số khu rừng trong hàng trăm điểm nóng có nguy cơ bị cháy ở Indonesia, nhất là ở đảo Sumatra nằm đối diện với Singapore, bị cháy, và khói đã theo chiều gió từ phia Nam và Tây Nam thổi tới làm cả thành phố Singapore như chìm trong màn sương mờ.
Tờ Straits Times của Singapore cho biết khói chủ yếu là từ các đám cháy rừng do thời tiết khô hạn, tập trung ở các tỉnh Jambi và South Sumatra của Indonesia.
Cháy rừng vẫn thường xuyên xẩy ra ở Indonsia, không chỉ vì thời tiết khô hanh, mà còn do nông dân quen dùng cách đốt cháy để làm sạch các diện tích đất trồng trọt trong mùa khô sau vụ thu hoạch, không những ảnh hưởng đến sức khỏe, du lịch mà còn rất dễ gây cháy trên diện rộng.
Mặc dù Chính phủ Indonesia đã ban hành lệnh cấm đốt rừng, rơm rạ hay rau mầu sau vụ thu hoạch, nhưng quy định này phần lớn đã bị bỏ qua./.
Việt Tú/Jakarta (Vietnam+)