Một cuộc khảo sát tiến hành tại các vùng hoang mạc ở miền Trung Australia cho thấy số lượng lạc đà hoang dã tăng khoảng 10% mỗi năm, cao hơn mục tiêu kiểm soát đàn lạc đà hoang của Chính phủ Australia.
Theo kết quả khảo sát của nhà thầu Nitin One, đàn lạc đà hoang dã ở Australia phân bố với mật độ bình quân 1 con/1km2, cao gấp 5 lần mục tiêu mà Chính phủ Australia đặt ra.
Lạc đà hoang dã tập trung với số lượng cao nhất tại khu vực phía Tây Nam Alice Springs. Jan Ferguson, một chuyên gia của Nitin One, nhận định những dữ liệu ban đầu cho thấy số lượng đàn lạc đà đang tăng nhanh.
Bà Ferguson cho rằng những trận mưa gần đây khiến nguồn thức ăn trở nên dồi dào có thể là nguyên nhân khiến số lượng lạc đà tăng mạnh. Lạc đà được coi là loài động vật gây hại nghiêm trọng đến môi trường sinh thái, làm tổn hại các vũng nước trên sa mạc và các cây bản địa ở "xứ sở chuột túi." Do vậy, Chính phủ liên bang Australia đã đặt mục tiêu khống chế số lượng lạc đà hoang dã ở nước này.
Mới đây, Chính phủ Australia đã quyết định chi 19 triệu AUD cho chương trình giảm 2/3 số lượng lạc đà hoang dã trên cả nước để bảo vệ mùa màng và dân cư.
Lạc đà được đưa đến Australia từ Afghanistan vào cuối thế kỷ 19 và được sử dụng để vận chuyển hàng hóa qua vùng xa mạc hoang dã và chuyên chở vật liệu xây dựng các tuyến đường sắt.
Sau khi được thả vào tự nhiên, số lượng lạc đà ở Australia đã tăng lên chóng mặt, cứ 8 đến 9 năm lại tăng gấp đôi. Những con lạc đà hoang dã này cạnh tranh với cừu và gia súc để tìm thức ăn, phá hoại hoa màu và thậm chí còn xục sạo vào cả những khu dân cư ở các vùng hoang vắng để tìm nước uống./.
Theo kết quả khảo sát của nhà thầu Nitin One, đàn lạc đà hoang dã ở Australia phân bố với mật độ bình quân 1 con/1km2, cao gấp 5 lần mục tiêu mà Chính phủ Australia đặt ra.
Lạc đà hoang dã tập trung với số lượng cao nhất tại khu vực phía Tây Nam Alice Springs. Jan Ferguson, một chuyên gia của Nitin One, nhận định những dữ liệu ban đầu cho thấy số lượng đàn lạc đà đang tăng nhanh.
Bà Ferguson cho rằng những trận mưa gần đây khiến nguồn thức ăn trở nên dồi dào có thể là nguyên nhân khiến số lượng lạc đà tăng mạnh. Lạc đà được coi là loài động vật gây hại nghiêm trọng đến môi trường sinh thái, làm tổn hại các vũng nước trên sa mạc và các cây bản địa ở "xứ sở chuột túi." Do vậy, Chính phủ liên bang Australia đã đặt mục tiêu khống chế số lượng lạc đà hoang dã ở nước này.
Mới đây, Chính phủ Australia đã quyết định chi 19 triệu AUD cho chương trình giảm 2/3 số lượng lạc đà hoang dã trên cả nước để bảo vệ mùa màng và dân cư.
Lạc đà được đưa đến Australia từ Afghanistan vào cuối thế kỷ 19 và được sử dụng để vận chuyển hàng hóa qua vùng xa mạc hoang dã và chuyên chở vật liệu xây dựng các tuyến đường sắt.
Sau khi được thả vào tự nhiên, số lượng lạc đà ở Australia đã tăng lên chóng mặt, cứ 8 đến 9 năm lại tăng gấp đôi. Những con lạc đà hoang dã này cạnh tranh với cừu và gia súc để tìm thức ăn, phá hoại hoa màu và thậm chí còn xục sạo vào cả những khu dân cư ở các vùng hoang vắng để tìm nước uống./.
Đoàn Hùng/Sydney (Vietnam+)