Thay đổi thói quen ăn uống, đô thị hóa... là những nguyên nhân chính dẫn tới số người mắc bệnh béo phì ngày càng tăng tại châu Phi. Các bác sỹ đã phải lên tiếng đưa ra lời cảnh báo về vấn đề này.
Tại khu vực cận sa mạc Sahara châu Phi, mọi người giờ đây ăn mỡ nhiều hơn. Theo quan niệm của nhiều người, to béo là một dấu hiệu bề ngoài chứng tỏ người đó đang có sức khỏe tốt và thành đạt trong xã hội.
Ở Mauritania, Niger và phía Bắc của Mali, những thiếu nữ đến tuổi lập gia đình thường được nhồi nhét rất nhiều thứ để mập hơn, từ đó để đẹp hơn và có thể dễ dàng lấy chồng hơn.
Giới y học lục địa đen thì thực sự tỏ ra lo ngại về vấn đề này. Họ đã đưa ra những lời cảnh báo về những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe đối với những người béo phì.
Tiến sỹ về dinh dưỡng Léonce Zoungrana phân tích, một vận động viên bầu dục hay một công chức có thể cân nặng tới 120kg. Nhưng vận động viên bầu dục sẽ có cơ bắp rắn chắc, còn người công chức sẽ chỉ tích mỡ trong người, điều này tạo thuận lợi để gia tăng bệnh tật.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 44% người mắc bệnh tiểu đường, 23% người bị những rối loạn về tim mạch và từ 7 đến 41% người mắc bệnh ung thư đều có liên quan trực tiếp tới bệnh béo phì.
Khu vực cận sa mạc Sahara châu Phi là khu vực có tỷ lệ người thiếu ăn cao nhất trên thế giới. Chính vì vậy, nỗ lực của các chính phủ chỉ tập trung vào xóa đói và những bệnh liên quan đến dinh dưỡng. Bệnh béo phì không nằm trong các chương trình y tế quốc gia.
Tiến sỹ Allel Louazani, phụ trách các bệnh không truyền nhiễm của Văn phòng WHO tại châu Phi ,cho rằng cuộc chiến chống lại bệnh HIV/AIDS hay bệnh lao là những mối ưu tiên hàng đầu của các nhà lãnh đạo châu Phi. Và giờ đây, điều này cần phải thay đổi.
Những nghiên cứu tại 49 nước châu Phi đã cho kết quả đáng lo ngại. Tại Nam Phi, hơn 50% phụ nữ từ 29 tuổi trở lên có trọng lượng quá lớn so với bình thường và mắc bệnh béo phì. Theo WHO, tại Burkina Faso, Congo, Mauritaniae, tỷ lệ người mắc bệnh béo phì từ 8 đến 50%.
Trước thực trạng tăng số ca bị bệnh tiểu đường và huyết áp, Bộ Y tế Cote d’Ivoire đã đưa ra chương trình quốc gia chống lại các bệnh chuyển hóa. Tại Cameroon, các hội phụ nữ tổ chức tuyên truyền tại nơi công sở và ngoài chợ.
Bênh béo phì lại tập trung chủ yếu vào những người sống tại các thành phố của lục địa đen. Những thay đổi về kinh tế, xã hội và dân số trong 20 năm qua đã làm thay đổi những thói quen ăn uống của người thành thị.
Theo Tiến sỹ Louazani, vấn đề dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn. Bữa ăn của người thành phố ngày càng ít vitamin, nhưng lại đầy chất béo, đồ uống có gaz thay thế cho nước uống thông thường.
Thêm vào đó là sự phát triển của các phương tiện vận tải. Châu Phi rất kém về chất lượng hạ tầng giao thông đường bộ, điều này dẫn tới việc dân thành phố đi bộ ít hơn người ở nông thôn, và họ đi lại nhiều bằng xe bus, xe máy. Trong khi người nông thôn phải đi bộ rất xa để ra đồng hoặc đi lấy nước.
Tiến sỹ Louazani cho rằng: "Trước đây, phụ nữ châu Phi bắt chước một cách máy móc để làm thân hình của mình thon, nhỏ giống với tiêu chí vẻ đẹp của phương Tây. Nhưng hiện nay, họ lại mù quáng họ lại đi thực hiện phẫu thuật làm cho ngực to ra hay có hông to hơn."
Ông Louazani nhấn mạnh: "Cuộc chiến của chúng tôi là thay đổi thái độ, nhưng không kỳ thị những người liên quan. Còn đối với những tín đồ của các cuộc thi sắc đẹp dành cho cho những người béo, thì cần phải chuyển tới bức thông điệp đó là phụ nữ đẹp của thời xưa không phải là những người béo. Hoạt động hàng ngày của họ duy trì vóc dáng của họ. Và tin vào điều ngược lại sẽ là một sự sai lầm"./.
Tại khu vực cận sa mạc Sahara châu Phi, mọi người giờ đây ăn mỡ nhiều hơn. Theo quan niệm của nhiều người, to béo là một dấu hiệu bề ngoài chứng tỏ người đó đang có sức khỏe tốt và thành đạt trong xã hội.
Ở Mauritania, Niger và phía Bắc của Mali, những thiếu nữ đến tuổi lập gia đình thường được nhồi nhét rất nhiều thứ để mập hơn, từ đó để đẹp hơn và có thể dễ dàng lấy chồng hơn.
Giới y học lục địa đen thì thực sự tỏ ra lo ngại về vấn đề này. Họ đã đưa ra những lời cảnh báo về những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe đối với những người béo phì.
Tiến sỹ về dinh dưỡng Léonce Zoungrana phân tích, một vận động viên bầu dục hay một công chức có thể cân nặng tới 120kg. Nhưng vận động viên bầu dục sẽ có cơ bắp rắn chắc, còn người công chức sẽ chỉ tích mỡ trong người, điều này tạo thuận lợi để gia tăng bệnh tật.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 44% người mắc bệnh tiểu đường, 23% người bị những rối loạn về tim mạch và từ 7 đến 41% người mắc bệnh ung thư đều có liên quan trực tiếp tới bệnh béo phì.
Khu vực cận sa mạc Sahara châu Phi là khu vực có tỷ lệ người thiếu ăn cao nhất trên thế giới. Chính vì vậy, nỗ lực của các chính phủ chỉ tập trung vào xóa đói và những bệnh liên quan đến dinh dưỡng. Bệnh béo phì không nằm trong các chương trình y tế quốc gia.
Tiến sỹ Allel Louazani, phụ trách các bệnh không truyền nhiễm của Văn phòng WHO tại châu Phi ,cho rằng cuộc chiến chống lại bệnh HIV/AIDS hay bệnh lao là những mối ưu tiên hàng đầu của các nhà lãnh đạo châu Phi. Và giờ đây, điều này cần phải thay đổi.
Những nghiên cứu tại 49 nước châu Phi đã cho kết quả đáng lo ngại. Tại Nam Phi, hơn 50% phụ nữ từ 29 tuổi trở lên có trọng lượng quá lớn so với bình thường và mắc bệnh béo phì. Theo WHO, tại Burkina Faso, Congo, Mauritaniae, tỷ lệ người mắc bệnh béo phì từ 8 đến 50%.
Trước thực trạng tăng số ca bị bệnh tiểu đường và huyết áp, Bộ Y tế Cote d’Ivoire đã đưa ra chương trình quốc gia chống lại các bệnh chuyển hóa. Tại Cameroon, các hội phụ nữ tổ chức tuyên truyền tại nơi công sở và ngoài chợ.
Bênh béo phì lại tập trung chủ yếu vào những người sống tại các thành phố của lục địa đen. Những thay đổi về kinh tế, xã hội và dân số trong 20 năm qua đã làm thay đổi những thói quen ăn uống của người thành thị.
Theo Tiến sỹ Louazani, vấn đề dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn. Bữa ăn của người thành phố ngày càng ít vitamin, nhưng lại đầy chất béo, đồ uống có gaz thay thế cho nước uống thông thường.
Thêm vào đó là sự phát triển của các phương tiện vận tải. Châu Phi rất kém về chất lượng hạ tầng giao thông đường bộ, điều này dẫn tới việc dân thành phố đi bộ ít hơn người ở nông thôn, và họ đi lại nhiều bằng xe bus, xe máy. Trong khi người nông thôn phải đi bộ rất xa để ra đồng hoặc đi lấy nước.
Tiến sỹ Louazani cho rằng: "Trước đây, phụ nữ châu Phi bắt chước một cách máy móc để làm thân hình của mình thon, nhỏ giống với tiêu chí vẻ đẹp của phương Tây. Nhưng hiện nay, họ lại mù quáng họ lại đi thực hiện phẫu thuật làm cho ngực to ra hay có hông to hơn."
Ông Louazani nhấn mạnh: "Cuộc chiến của chúng tôi là thay đổi thái độ, nhưng không kỳ thị những người liên quan. Còn đối với những tín đồ của các cuộc thi sắc đẹp dành cho cho những người béo, thì cần phải chuyển tới bức thông điệp đó là phụ nữ đẹp của thời xưa không phải là những người béo. Hoạt động hàng ngày của họ duy trì vóc dáng của họ. Và tin vào điều ngược lại sẽ là một sự sai lầm"./.
Thanh Bình/Cairo (Vietnam+)