Sơn La cần khơi thông mọi nguồn lực để phát triển

Làm việc với cán bộ chủ chốt tỉnh Sơn La, Chủ tịch nước đề nghị địa phương có giải pháp khơi thông mọi nguồn lực để phát triển.
Tiếp tục chương trình thăm và làm việc tại Sơn La, ngày 13/4,Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng đoàn công tác Trung ương đã làm việcvới lãnh đạo tỉnh Sơn La về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hộivà bảo đảm an ninh quốc phòng trên địa bàn.

Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá caonhững bước khởi sắc trong đời sống kinh tế xã hội vùng Tây Bắc nóichung, Sơn La nói riêng.

Chủ tịch nước nhấn mạnh những cố gắng của tỉnhtrong việc thực hiện tái định cư cho hàng vạn hộ đồng bào dân tộc, gópphần tích cực giúp Nhà máy Thủy điện Sơn La sớm hoàn thành là quá trìnhkiên trì bền bỉ, phối hợp chặt chẽ hiệu quả giữa Trung ương và địaphương.

Chủ tịch nước khẳng định, một trong những yêu cầu đặt ra chocông tác di dân tái định cư thủy điện là đồng bào di chuyển đến nơi ởmới phải có cuộc sống tốt đẹp hơn. Do vậy, cùng với đầu tư hạ tầng nôngthôn, tỉnh cần đưa giống cây trồng vật nuôi, áp dụng thành tựu khoa họckỹ thuật để giúp người dân ổn định cuộc sống.

Cho rằng Sơn La là vùngcăn cứ địa cách mạng, người dân có truyền thống yêu nước, tin yêu Đảng,tiềm năng về nông nghiệp còn nhiều, Chủ tịch nước nêu rõ các cấp ủyĐảng, chính quyền cần rà soát cơ chế chính sách, có giải pháp khơi thôngnguồn lực, tăng thêm nguồn thu, giúp người dân ở Sơn La không chỉ thoátnghèo mà có đời sống khá giả. Chủ tịch nước lưu ý, khi thủy điện hoànthành, Sơn La sẽ có thêm điều kiện về nuôi trồng thủy sản. Ngay lúc này,tỉnh cần sớm có kế hoạch đón đầu, đưa tiềm năng trở thành lợi thế.

Chủ tịch nước nhấn mạnh thời gian tới trên lộ trình pháttriển, Sơn La cần chú trọng đào tạo nâng cao trình độ, chất lượng độingũ cán bộ, quan tâm đến các đối tượng chính sách, chăm lo cho người dânvùng chịu ảnh hưởng thiên tai, cùng với tổ chức quán triệt thực hiệnNghị quyết hội nghị Trung ương 4, gắn với củng cố, kiện toàn hệ thốngchính trị trong sạch, vững mạnh, các cấp ủy Đảng, chính quyền cần quantâm tháo gỡ những yếu tố tiềm ẩn gây mất ổn định, xử lý những vấn đềphát sinh ngay tại cơ sở, giữ vững an ninh chính trị.

Báo cáo với Chủ tịch nước tại buổi làm việc, ông Thào Xuân Sùng,Bí thư Tỉnh ủy Sơn La cho biết Sơn La là tỉnh biên giới nằm trong khuvực Tây Bắc có 12 dân tộc thiểu số anh em chung sống: Thái, Mông... Đờisống người dân còn nhiều khó khăn, trong đó có tới 5/10 huyện nghèo và89 xã đặc biệt khó khăn. Những năm qua, Đảng bộ và các cấp chính quyềnđã phát huy truyền thống đoàn kết, chỉ đạo quyết liệt, đưa kinh tế xãhội của tỉnh Sơn La từng bước phát triển. Năm 2011, tốc độ tăng trưởngGDP đạt 12,4%, tổng thu ngân sách đạt gần 6.300 tỷ đồng; cơ cấu chuyểndịch đúng hướng bước đầu tạo nên mô hình kinh tế sản xuất hàng hóa: chè,bò sữa.

Thực hiện chủ trương phát triển diện tích cao su tại địaphương, tỉnh đã thành lập Công ty cổ phần cao su Sơn La, nhập khẩu giốngcao su trồng được ở độ cao trên 700m so với mực nước biển, nghiên cứumô hình trồng cỏ giữa hai hàng cây để kết hợp trồng trọt với chăn nuôi.Hoạt động văn hóa giáo dục, chăm sóc sức khỏe, đảm bảo chế độ chính sáchcho người dân được chú trọng.

Đặc biệt, tỉnh đã hoàn thành 100% côngtác di dân tái định cư xây dựng thủy điện Sơn La, đưa hơn 12.500 hộ dânđến 221 điểm tái định cư tập trung và 38 điểm tái định cư xen ghép, hỗtrợ vốn, giống cây trồng vật nuôi cho bà con ổn định cuộc sống ở nơi ởmới. Quan hệ đối ngoại giữa Sơn La với các tỉnh của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đượchợp tác chặt chẽ, góp phần quan trọng xây dựng tuyến biên giới Việt Nam-Lào ổn định và phát triển toàn diện.

Cũng trong thời gian thăm và làm việc tại Sơn La, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng đoàn công tácđã làm việc với Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Sơn La vềcông tác cải cách tư pháp.

Lãnh đạo haingành tòa án và kiểm sát đã báo cáo Chủ tịch nước về tình hình thựchiện Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đếnnăm 2020. Những năm qua, các cấp, các ngành tỉnh Sơn La đã luôn coitrọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, quán triệt nghiêm túc đếncán bộ đơn vị. Nhờ vậy công tác kiểm sát hoạt động tư pháp, công tố củangành kiểm sát và công tác xét xử của ngành tòa án đã từng bước đượcnâng cao. Các vụ án hình sự, dân sự, hành chính luôn được giải quyết kịpthời, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm và không có trường hợp nàobị xét xử oan sai.

Năm 2011 và 3 tháng đầu năm nay, ngành kiểm sát thụlý điều tra gần 2.000 vụ với trên 3.000 bị can, Tòa án xét xử gần 1.500vụ. Đặc biệt, trong các phiên xét xử, chất lượng tranh tụng được đặt lênhàng đầu. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tố tụng công an, kiểmsát, tòa án đã góp phần truy tố, xét xử đảm bảo đúng người, đúng tội,đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phòng chống tội phạm.

Cácđại biểu hai ngành cũng thẳng thắn thừa nhận, nằm ở khu vực Tây Bắc vớiđịa lý khó khăn, đội ngũ cán bộ còn thiếu và chưa được chuẩn hóa, nhấtlà ở cấp huyện. Do vậy, việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của haingành: tạo nguồn bổ nhiệm thẩm phán, chất lượng thực hành quyền công tố,kiểm sát, tranh tụng… còn hạn chế.

Phátbiểu tại cuộc làm việc, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao sựnỗ lực vượt khó của hai ngành tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dânSơn La thời gian qua, góp phần tích cực vào sự đảm bảo an ninh trật tựtrên địa bàn.

Chủ tịch nước lưu ý lãnh đạo hai ngành cần có đề xuất cụthể các giải pháp để tháo gỡ khó khăn, đặc biệt là các quy định trongviệc chuẩn hóa đội ngũ cán bộ; tạo sự đồng bộ trong đào tạo cán bộngành tư pháp. Đề cập vấn đề cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn của ngànhtòa án và kiểm sát, Chủ tịch nước nhấn mạnh, cùng với hỗ trợ của trungương, Sơn La cần phối hợp với địa phương để tập trung đầu tư xây dựngtrụ sở, trang bị cơ sở vật chất khang trang, thể hiện sự uy nghiêm củacơ quan bảo vệ pháp luật.

Chủ tịch nướclưu ý là địa phương có vị trí địa lý khó khăn, tội phạm diễn biến phứctạp, Sơn La cần phải đặc biệt chú ý công tác phòng chống tội phạm. Cùngvới sự nỗ lực chung, các ngành tư pháp phải thể hiện sự nghiêm minh củapháp luật, qua đó góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật. Đó chínhlà yếu tố quan trọng góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ chế độ, bảo đảm sựổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến thăm Trường Đại họcTây Bắc, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực cho các tỉnh Tây Bắc, trong đócó hơn 56% là sinh viên thuộc các dân tộc thiểu số. Tiền thân là trườngsư phạm cấp II Tây Bắc được thành lập từ năm 1960, sau nhiều giai đoạnhình thành và phát triển, năm 2001, trường Đại học Tây Bắc chính thứcđược thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Sau 11 năm xâydựng, đến nay quy mô trường ngày càng được mở rộng với 12.000 sinh viên,trong đó có một bộ phận là sinh viên nước bạn Lào. Chất lượng đào tạocủa trường ngày càng được nâng cao với 25 ngành đào tạo đại học. Trườngcũng đã liên kết với các cơ sở đào tạo đại học lớn trong nước, mở thêmcác ngành học có nhu cầu cao về nhân lực. Trong 11 năm, trường đã đàotạo được 19.518 sinh viên ra trường, góp phần cung cấp nguồn lực cótrình độ cao cho các tỉnh trong vùng Tây Bắc và các tỉnh phụ cận. Mụctiêu của trường đến năm 2020 là xây dựng trường Đại học Tây Bắc thànhtrường đại học đa ngành, có đội ngũ giảng viên đạt trình độ chuẩn khuvực, có khả năng nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế.

Nói chuyện với cán bộ giảng viên và sinh viên của trường,Chủ tịch nước Trương Tấn Sang biểu dương thành tích dạy và học củaTrường Đại học Tây Bắc.

Chủ tịch nhấn mạnh, hoạt động trên địa bàn cònnhiều khó khăn về đời sống kinh tế xã hội, để thực hiện hiệu quả chủtrương giáo dục là quốc sách, Trường Đại học Tây Bắc với vai trò làtrung tâm đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục hàng đầu của khu vực cần khôngngừng nâng cao chất lượng trong đào tạo nghiên cứu, góp phần bảo tồn,phát triển văn hóa các dân tộc Tây Bắc. Quá trình giảng dạy của trườngcần chú trọng kết hợp lý luận, thực tiễn, đổi mới trong phương pháp dạyvà học, để giúp sinh viên có tư duy độc lập sáng tạo, kỹ năng kiến thứcnghề nghiệp; trở thành công dân trung thực, có ý thức làm chủ và tinhthần trách nhiệm.

Chủ tịch nước căn dặn nhà trường cùng với đảm bảotrang thiết bị cần thiết cho việc học tập nghiên cứu của sinh viên, cầntiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo lưu học sinh cho nước bạn Lào, mởrộng quan hệ với các trường đại học có uy tín trong khu vực.

Trước đó, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng đoàn công tácđã đến dâng hương và dâng hoa tại nghĩa trang nhà tù Sơn La. Đây là nơiyên nghỉ của các chiến sĩ cộng sản đã hy sinh cho nền độc lập tự do củaTổ quốc. Năm 1908, thực dân Pháp đã cho xây dựng nhà tù Sơn La trên đỉnhđồi Khau Cả.

Năm 1930 thực dân Pháp đã mở rộng nhà tù, đưa hàng ngànchiến sĩ cộng sản và những người Việt Nam yêu nước lên giam giữ tại đâynhằm biến nơi đây thành địa ngục trần gian. Nhưng chính tại nhà tù SơnLa, những người tù cộng sản đã đấu tranh với kẻ thù để tồn tại, hoạtđộng, biến nhà tù Sơn La thành trường học đào tạo cán bộ cho Đảng, ươmnhững hạt giống đỏ đầu tiên cho phong trào cách mạng ở vùng núi TâyBắc./.

Hoàng Giang-Điêu Chính Tới (TTXVN)

Tin cùng chuyên mục