Những ngày này, người dân làng Bạch Liên, xã Yên Thành, huyện Yên Mô (Ninh Bình) đang nô nức thi đua sản xuất nhiều sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ, coi đây là những món quà dâng lên Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Theo lịch sử ghi lại, từ hơn 1.000 năm trước dân làng Bồ Bát (nay là làng Bạch Liên) đã có nghề cổ truyền làm gốm sứ nổi tiếng của phủ Trường Yên.
Cùng với những nghệ nhân xã Trường Yên của kinh đô Hoa Lư, những người thợ đã có đóng góp rất lớn trong việc sản xuất các sản phẩm như gạch đất nung “Đại Việt quốc quân thành chuyên” - gạch chuyên xây dựng quân thành, những đầu rồng, mặt linh thú, tượng các loài chim, rùa, văn bia, bát đĩa, đồ gia dụng...
Những hiện vật trên được khai quật tại khu vực đền Vua Đinh, Vua Lê trong hàng thập kỷ qua là minh chứng của các làng nghề gốm sứ nổi tiếng và các nghệ nhân tài hoa của mạnh đất Cố đô.
Năm 1010, khi vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long, hàng loạt các nghệ nhân tại làng nghề Bồ Bát, Trường Yên đã theo triều đình thiên đô về Thăng Long xây dựng kinh đô mới, sản xuất các sản phẩm gốm sứ phục vụ triều đình và dân sinh.
Những nghệ nhân này đã đến định cư tại vùng đất ven sông Hồng, nơi có đất sét tốt để sản xuất gốm sứ và thành lập nên làng nghề Bát Tràng ngày nay. Đó là làng mang tên ghép của Bồ Bát và Trường Yên để nhớ về quê hương Hoa Lư, nơi khai sinh ra tổ nghề gốm sứ ngày nay.
Nhưng cũng từ đấy, người dân Bồ Bát không còn giữ được nghề truyền thống, những người ở lại chủ yếu cấy lúa, làm ruộng để sinh sống. Nghề gốm sứ ở Bồ Bát đã bị thất truyền từ đấy.
Những năm qua, cùng với việc phát triển kinh tế thị trường, xã Yên Thành đã năng động mở thêm nhiều ngành nghề trong nông nghiệp như sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến sản phẩm cói xuất khẩu, dịch vụ vận tải, thêu ren... và đặc biệt là người dân Bạch Liên đã làm sống lại nghề tổ sản xuất gốm sứ đã thất truyền trong 1.000 năm qua.
Đến nay, tại làng Bạch Liên đã có hàng chục xưởng sản xuất gốm sứ mọc lên, thu hút hàng trăm lao động trẻ vào sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị.
Chào mừng đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, những người dân Bạch Liên ( Bồ Bát xưa) vừa rạo rực niềm vui, vừa xúc động vì đã làm sống lại nghề tổ trên đất quê hương và đang phấn đấu giữ nghề và đẩy mạnh sản xuất để làng nghề ngày càng phát triển./.
Theo lịch sử ghi lại, từ hơn 1.000 năm trước dân làng Bồ Bát (nay là làng Bạch Liên) đã có nghề cổ truyền làm gốm sứ nổi tiếng của phủ Trường Yên.
Cùng với những nghệ nhân xã Trường Yên của kinh đô Hoa Lư, những người thợ đã có đóng góp rất lớn trong việc sản xuất các sản phẩm như gạch đất nung “Đại Việt quốc quân thành chuyên” - gạch chuyên xây dựng quân thành, những đầu rồng, mặt linh thú, tượng các loài chim, rùa, văn bia, bát đĩa, đồ gia dụng...
Những hiện vật trên được khai quật tại khu vực đền Vua Đinh, Vua Lê trong hàng thập kỷ qua là minh chứng của các làng nghề gốm sứ nổi tiếng và các nghệ nhân tài hoa của mạnh đất Cố đô.
Năm 1010, khi vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long, hàng loạt các nghệ nhân tại làng nghề Bồ Bát, Trường Yên đã theo triều đình thiên đô về Thăng Long xây dựng kinh đô mới, sản xuất các sản phẩm gốm sứ phục vụ triều đình và dân sinh.
Những nghệ nhân này đã đến định cư tại vùng đất ven sông Hồng, nơi có đất sét tốt để sản xuất gốm sứ và thành lập nên làng nghề Bát Tràng ngày nay. Đó là làng mang tên ghép của Bồ Bát và Trường Yên để nhớ về quê hương Hoa Lư, nơi khai sinh ra tổ nghề gốm sứ ngày nay.
Nhưng cũng từ đấy, người dân Bồ Bát không còn giữ được nghề truyền thống, những người ở lại chủ yếu cấy lúa, làm ruộng để sinh sống. Nghề gốm sứ ở Bồ Bát đã bị thất truyền từ đấy.
Những năm qua, cùng với việc phát triển kinh tế thị trường, xã Yên Thành đã năng động mở thêm nhiều ngành nghề trong nông nghiệp như sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến sản phẩm cói xuất khẩu, dịch vụ vận tải, thêu ren... và đặc biệt là người dân Bạch Liên đã làm sống lại nghề tổ sản xuất gốm sứ đã thất truyền trong 1.000 năm qua.
Đến nay, tại làng Bạch Liên đã có hàng chục xưởng sản xuất gốm sứ mọc lên, thu hút hàng trăm lao động trẻ vào sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị.
Chào mừng đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, những người dân Bạch Liên ( Bồ Bát xưa) vừa rạo rực niềm vui, vừa xúc động vì đã làm sống lại nghề tổ trên đất quê hương và đang phấn đấu giữ nghề và đẩy mạnh sản xuất để làng nghề ngày càng phát triển./.
Khắc Cư (TTXVN/Vietnam+)