Đoạn sông Krông Ana chảy qua huyện Krông Bông (Đắk Lắk) đang ngày càng “nuốt” nhiều ruộng, rẫy của bà con sống ở hai bên bờ, khiến người dân rất lo lắng.
Đoạn sông này chảy qua địa phận các xã Khuê Ngọc Điền, Cư Kty, Yang Ré, Hòa Lễ, Hòa Sơn, Hòa Phong, Ea Trul (huyện Krông Bông) dài 27km. Qua kiểm tra, đất sản xuất nông nghiệp của các địa phương nằm dọc đôi bờ sông Krông Ana ngày càng bị xói lở, thu hẹp, mỗi năm sông lấn sâu vào ruộng, rẫy của bà con các dân tộc trên địa bàn từ 2 đến 5 mét.
Xã Cư Kty là một trong những địa phương bị sạt lở nặng nề nhất, mỗi năm dòng sông Krông Ana lấn sâu vào đất liền từ 5 mét trở lên.
Theo nông dân, cách đây 10 năm, lòng sông chưa đầy 25 mét, nhưng nay lòng sông đã rộng trên 50 mét, nước sông chảy xiết hơn. Thôn 2 xã Cư Kty trước đây có 30ha đất trồng ngô, đậu các loại nằm ven sông, nhưng nay chỉ còn gần 20ha.
Anh Phạm Quang Thân, Phó thôn 2 cho biết thôn có 167 hộ gia đình đồng bào các dân tộc, có nhiều hộ sinh sống chỉ cách bờ sông chưa đầy 100 mét nên ngoài việc bị sạt lở, mất đất sản xuất, họ còn rất hoang mang, lo lắng vì nguy cơ tính mạng, nhà cửa của mình bị đe dọa.
Nguyên nhân chính xảy ra tình trạng trên là do ngày càng có nhiều doanh nghiệp, hộ gia đình sử dụng các loại phương tiện có công suất lớn khai thác cát bừa bãi ở dưới lòng sông, làm thay đổi dòng chảy.
Ông Nguyễn Thanh Hoa, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Cư Kty cho biết: khúc sông chảy qua xã chỉ dài gần 2km, nhưng hàng ngày luôn có nhiều tàu hút cát lớn, nhỏ hoạt động cả ngày lẫn đêm. Địa phương bất lực, không ngăn chặn được. Mặt khác, trong vài năm trở lại đây, đồng bào các dân tộc thường xuyên tổ chức mò tìm, trục vớt gỗ dưới lòng sông, khai thác đào cây sung, mưng, lộc vừng mọc ven sông về bán nên cũng làm yếu đất bờ sông, dễ sụt.
Các ngành chức năng ở tỉnh Đắk Lắk cần sớm có biện pháp ngăn chặn tình trạng khai thác cát bừa bãi trên các dòng sông nói chung và đoạn sông Krông Ana chảy qua huyện Krông Bông nói riêng để ngăn chặn nạn sạt lở bờ sông, gây mất đất sản xuất, đồng thời sớm có giải pháp bảo đảm an toàn cho khu dân cư của đồng bào các dân tộc sinh sống dọc hai bờ sông./.
Đoạn sông này chảy qua địa phận các xã Khuê Ngọc Điền, Cư Kty, Yang Ré, Hòa Lễ, Hòa Sơn, Hòa Phong, Ea Trul (huyện Krông Bông) dài 27km. Qua kiểm tra, đất sản xuất nông nghiệp của các địa phương nằm dọc đôi bờ sông Krông Ana ngày càng bị xói lở, thu hẹp, mỗi năm sông lấn sâu vào ruộng, rẫy của bà con các dân tộc trên địa bàn từ 2 đến 5 mét.
Xã Cư Kty là một trong những địa phương bị sạt lở nặng nề nhất, mỗi năm dòng sông Krông Ana lấn sâu vào đất liền từ 5 mét trở lên.
Theo nông dân, cách đây 10 năm, lòng sông chưa đầy 25 mét, nhưng nay lòng sông đã rộng trên 50 mét, nước sông chảy xiết hơn. Thôn 2 xã Cư Kty trước đây có 30ha đất trồng ngô, đậu các loại nằm ven sông, nhưng nay chỉ còn gần 20ha.
Anh Phạm Quang Thân, Phó thôn 2 cho biết thôn có 167 hộ gia đình đồng bào các dân tộc, có nhiều hộ sinh sống chỉ cách bờ sông chưa đầy 100 mét nên ngoài việc bị sạt lở, mất đất sản xuất, họ còn rất hoang mang, lo lắng vì nguy cơ tính mạng, nhà cửa của mình bị đe dọa.
Nguyên nhân chính xảy ra tình trạng trên là do ngày càng có nhiều doanh nghiệp, hộ gia đình sử dụng các loại phương tiện có công suất lớn khai thác cát bừa bãi ở dưới lòng sông, làm thay đổi dòng chảy.
Ông Nguyễn Thanh Hoa, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Cư Kty cho biết: khúc sông chảy qua xã chỉ dài gần 2km, nhưng hàng ngày luôn có nhiều tàu hút cát lớn, nhỏ hoạt động cả ngày lẫn đêm. Địa phương bất lực, không ngăn chặn được. Mặt khác, trong vài năm trở lại đây, đồng bào các dân tộc thường xuyên tổ chức mò tìm, trục vớt gỗ dưới lòng sông, khai thác đào cây sung, mưng, lộc vừng mọc ven sông về bán nên cũng làm yếu đất bờ sông, dễ sụt.
Các ngành chức năng ở tỉnh Đắk Lắk cần sớm có biện pháp ngăn chặn tình trạng khai thác cát bừa bãi trên các dòng sông nói chung và đoạn sông Krông Ana chảy qua huyện Krông Bông nói riêng để ngăn chặn nạn sạt lở bờ sông, gây mất đất sản xuất, đồng thời sớm có giải pháp bảo đảm an toàn cho khu dân cư của đồng bào các dân tộc sinh sống dọc hai bờ sông./.
Quang Huy (TTXVN/Vietnam+)