Ngày 27/1, tổ chức định mức tín nhiệm quốc tế Standard & Poor’s (S&P) đã hạ mức xếp hạng nợ công của Nhật Bản lần đầu tiên kể từ năm 2002 vì cho rằng Chính phủ nước này đang thiếu một chiến lược chặt chẽ để giảm nợ, hiện ở mức cao nhất trong các nước công nghiệp phát triển.
Không giống như nhiều trường hợp khác, đánh giá này của S&P đã không có tác động lớn đối với các thị trường tài chính Nhật Bản. Thậm chí, nó đang tạo ra cơ hội lớn cho Chính phủ nước này thúc đẩy các cuộc cải cách nhằm tài thiết nền tài chính công.
Thị trường tài chính vẫn ổn định
Trong đánh giá mới nhất của mình, S&P đã hạ mức xếp hạng đối với các trái phiếu dài hạn của Nhật Bản từ mức AA xuống AA-.
Điều này đã khiến Nhật Bản rơi vào cùng nhóm với Trung Quốc và được đánh giá thấp hơn Tây ban Nha, nước vốn từng thu hút sự chú trong cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu. Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 10/2006 một nước trong nhóm G7 bị hạ xếp hạng tín dụng.
S&P cho rằng thâm hụt tài chính của nước này sẽ tiếp tục tăng cao hơn dự tính trước khi kinh tế nước này bị hút vào cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, và đà tăng này sẽ chỉ chấm dứt vào giữa những năm 2020. S&P cũng cho rằng Chính phủ Nhật Bản đang thiếu một chiến lược chặt chẽ để đối phó với những tác động tiêu cực của tình trạng nợ công tăng cao.
Theo số liệu thống kê do Bộ Tài chính Nhật Bản công bố ngày 10/8, dư nợ chưa xử lý của chính quyền trung ương đã đạt mức cao kỷ lục 904.080 tỷ yen vào cuối tháng 6/2010 trong bối cảnh Chính phủ nước này phải phát hành khối lượng lớn trái phiếu để bù đắp thâm hụt ngân sách do nguồn thu từ thuế giảm.
Với dân số 127,42 triệu người vào ngày 1/7/2010, dư nợ bình quân đầu người ở Nhật Bản đứng ở mức khoảng 7,1 triệu yen. Tuy nhiên, không giống như các nước châu Âu, hiện nay, nợ công của Nhật Bản chủ yếu là trái phiếu Chính phủ và khoảng 95% số nợ này do các nhà đầu tư trong nước nắm giữ. Vì vậy, theo nhiều chuyên gia phân tích, tỷ lệ công cao hiện vẫn chưa là nguy cơ nghiêm trọng đối với Nhật Bản nhưng nó vẫn sẽ đe dọa sự phát triển ổn định của nước này trong tương lai.
Sau khi S&P công bố đánh giá mới nhất của mình, các thị trường tài chính ở Nhật Bản vẫn ổn định. Vào chiều ngày 28/1, tỷ giá yen/USD vẫn đứng ở mức 82,88-82,98 ở thị trường New York và 82,85-82,86 ở Tokyo cho dù có biến động nhẹ trước đó.
Theo các chuyên gia phân tích, nguyên nhân khiến tỷ giá giữa đồng yen và các ngoại tệ khác, nhất là USD, không có biến động lớn là do có khả năng các tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế cũng sẽ điều chỉnh xếp hạng đối với nền kinh tế Mỹ.
Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Norihiro Tsuruta của Công ty Nghiên cứu và Tư vấn Chứng khoán Mizuho cho rằng sở dĩ việc S&P hạ mức xếp hạng tín dụng của Nhật Bản không tạo ra ảnh hưởng lớn là do phần lớn lượng trái phiếu mà Chính phủ Nhật Bản phát hành hiện đang do các nhà đầu tư trong nước nắm giữ.
Trong bối cảnh Nhật Bản vẫn giữ vai trò nước chủ nợ, khả năng bán tháo trái phiếu chính phủ Nhật Bản do quyết định của S&P là không cao.
Thông thường, việc định mức tín nhiệm nợ công giảm có thể dẫn tới chi phí vay vốn tăng do lãi suất trái phiếu tăng. Tuy nhiên, hôm 28/1, lãi suất trái phiếu Chính phủ Nhật Bản thời hạn 10 năm thậm chí còn giảm so với ngày trước đó do nhiều nhà đầu tư đổ tiền vào mua trái phiếu này.
Cơ hội lớn để cải cách
Theo các chuyên gia phân tích, đánh giá của S&P có thể có tác động nhiều tới chính trường Nhật Bản hơn là tới các thị trường tài chính.
Bình luận về đánh giá của S&P, ngày 28/1, Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan nói: "Khi tôi còn giữ chức Bộ trưởng Tài chính, tôi đã phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp và được nhắc nhở về tầm quan trọng của việc giữ kỷ luật ngân sách và trái phiếu chính phủ."
Các chuyên gia phân tích cho rằng việc S&P hạ xếp hạng nợ công của Nhật Bản có thể giúp Chính phủ nước này thuyết phục người dân chấp nhận cải cách hệ thống an sinh xã hội và hệ thống thuế, trong đó có khả năng tăng thuế tiêu dùng. Đây là một trong hai định hướng lớn mà chính quyền của Thủ tướng Kan đặt ra cho năm 2011.
Phát biểu khai mạc kỳ họp thường niên của Quốc hội hôm 24/1, Thủ tướng Kan đã kêu gọi các đảng đối lập tham gia vào các cuộc thảo luận về hai chương trình nghị sự quan trọng nhất của Chính phủ trong năm 2011 là cải cách hệ thống an sinh xã hội và tự do hóa thương mại nhằm giúp vực dậy nền kinh tế đang ốm yếu của nước này. Ông cho biết Chính phủ sẽ xây dựng lộ trình cho các cuộc cải cách thuế và hệ thống an sinh xã hội vào khoảng tháng 6/2011.
Chuyên gia Chotaro Morita của công ty Barclays Capital Japan Ltd. cho rằng việc hạ thấp định mức tín nhiệm nợ công của Nhật Bản có thể là tin tích cực đối với thị trường trái phiếu nếu các áp lực từ các nhà đầu tư nước ngoài có ảnh hưởng nhất định, cho dù nhỏ, để thúc đẩy các đảng cầm quyền và đối lập thảo luận với nhau trong nỗ lực nhằm tái thiết nền tài chính nước này.
Trong khi đó, chuyên gia kinh tế trưởng Hiromichi Shirakawa của tổ chức Credit Suisse ở Japan, nhấn mạnh S&P đưa ra đánh giá trên đúng thời điểm cho chính phủ và các đảng cầm quyền, và họ sẽ sử dụng đánh giá này về mặt chính trị.
“Có thể sẽ có một động thái từ những người không theo đảng phái nào nhằm đẩy nhanh các nỗ lực tái thiết nền tài chính công của Nhật Bản thông qua việc sử dụng các áp lực từ bên ngoài xuất phát từ việc S&P hạ định mức tín nhiệm nợ công của Nhật Bản,” ông Shirakawa nói.
Vị chuyên gia kinh tế này cũng đề cập tới khả năng tăng thuế tiêu dùng vào đầu tài khóa 2013 (tháng 4/2013,) sớm hơn một năm so với dự báo ban đầu của Credit Suisse./.
Không giống như nhiều trường hợp khác, đánh giá này của S&P đã không có tác động lớn đối với các thị trường tài chính Nhật Bản. Thậm chí, nó đang tạo ra cơ hội lớn cho Chính phủ nước này thúc đẩy các cuộc cải cách nhằm tài thiết nền tài chính công.
Thị trường tài chính vẫn ổn định
Trong đánh giá mới nhất của mình, S&P đã hạ mức xếp hạng đối với các trái phiếu dài hạn của Nhật Bản từ mức AA xuống AA-.
Điều này đã khiến Nhật Bản rơi vào cùng nhóm với Trung Quốc và được đánh giá thấp hơn Tây ban Nha, nước vốn từng thu hút sự chú trong cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu. Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 10/2006 một nước trong nhóm G7 bị hạ xếp hạng tín dụng.
S&P cho rằng thâm hụt tài chính của nước này sẽ tiếp tục tăng cao hơn dự tính trước khi kinh tế nước này bị hút vào cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, và đà tăng này sẽ chỉ chấm dứt vào giữa những năm 2020. S&P cũng cho rằng Chính phủ Nhật Bản đang thiếu một chiến lược chặt chẽ để đối phó với những tác động tiêu cực của tình trạng nợ công tăng cao.
Theo số liệu thống kê do Bộ Tài chính Nhật Bản công bố ngày 10/8, dư nợ chưa xử lý của chính quyền trung ương đã đạt mức cao kỷ lục 904.080 tỷ yen vào cuối tháng 6/2010 trong bối cảnh Chính phủ nước này phải phát hành khối lượng lớn trái phiếu để bù đắp thâm hụt ngân sách do nguồn thu từ thuế giảm.
Với dân số 127,42 triệu người vào ngày 1/7/2010, dư nợ bình quân đầu người ở Nhật Bản đứng ở mức khoảng 7,1 triệu yen. Tuy nhiên, không giống như các nước châu Âu, hiện nay, nợ công của Nhật Bản chủ yếu là trái phiếu Chính phủ và khoảng 95% số nợ này do các nhà đầu tư trong nước nắm giữ. Vì vậy, theo nhiều chuyên gia phân tích, tỷ lệ công cao hiện vẫn chưa là nguy cơ nghiêm trọng đối với Nhật Bản nhưng nó vẫn sẽ đe dọa sự phát triển ổn định của nước này trong tương lai.
Sau khi S&P công bố đánh giá mới nhất của mình, các thị trường tài chính ở Nhật Bản vẫn ổn định. Vào chiều ngày 28/1, tỷ giá yen/USD vẫn đứng ở mức 82,88-82,98 ở thị trường New York và 82,85-82,86 ở Tokyo cho dù có biến động nhẹ trước đó.
Theo các chuyên gia phân tích, nguyên nhân khiến tỷ giá giữa đồng yen và các ngoại tệ khác, nhất là USD, không có biến động lớn là do có khả năng các tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế cũng sẽ điều chỉnh xếp hạng đối với nền kinh tế Mỹ.
Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Norihiro Tsuruta của Công ty Nghiên cứu và Tư vấn Chứng khoán Mizuho cho rằng sở dĩ việc S&P hạ mức xếp hạng tín dụng của Nhật Bản không tạo ra ảnh hưởng lớn là do phần lớn lượng trái phiếu mà Chính phủ Nhật Bản phát hành hiện đang do các nhà đầu tư trong nước nắm giữ.
Trong bối cảnh Nhật Bản vẫn giữ vai trò nước chủ nợ, khả năng bán tháo trái phiếu chính phủ Nhật Bản do quyết định của S&P là không cao.
Thông thường, việc định mức tín nhiệm nợ công giảm có thể dẫn tới chi phí vay vốn tăng do lãi suất trái phiếu tăng. Tuy nhiên, hôm 28/1, lãi suất trái phiếu Chính phủ Nhật Bản thời hạn 10 năm thậm chí còn giảm so với ngày trước đó do nhiều nhà đầu tư đổ tiền vào mua trái phiếu này.
Cơ hội lớn để cải cách
Theo các chuyên gia phân tích, đánh giá của S&P có thể có tác động nhiều tới chính trường Nhật Bản hơn là tới các thị trường tài chính.
Bình luận về đánh giá của S&P, ngày 28/1, Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan nói: "Khi tôi còn giữ chức Bộ trưởng Tài chính, tôi đã phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp và được nhắc nhở về tầm quan trọng của việc giữ kỷ luật ngân sách và trái phiếu chính phủ."
Các chuyên gia phân tích cho rằng việc S&P hạ xếp hạng nợ công của Nhật Bản có thể giúp Chính phủ nước này thuyết phục người dân chấp nhận cải cách hệ thống an sinh xã hội và hệ thống thuế, trong đó có khả năng tăng thuế tiêu dùng. Đây là một trong hai định hướng lớn mà chính quyền của Thủ tướng Kan đặt ra cho năm 2011.
Phát biểu khai mạc kỳ họp thường niên của Quốc hội hôm 24/1, Thủ tướng Kan đã kêu gọi các đảng đối lập tham gia vào các cuộc thảo luận về hai chương trình nghị sự quan trọng nhất của Chính phủ trong năm 2011 là cải cách hệ thống an sinh xã hội và tự do hóa thương mại nhằm giúp vực dậy nền kinh tế đang ốm yếu của nước này. Ông cho biết Chính phủ sẽ xây dựng lộ trình cho các cuộc cải cách thuế và hệ thống an sinh xã hội vào khoảng tháng 6/2011.
Chuyên gia Chotaro Morita của công ty Barclays Capital Japan Ltd. cho rằng việc hạ thấp định mức tín nhiệm nợ công của Nhật Bản có thể là tin tích cực đối với thị trường trái phiếu nếu các áp lực từ các nhà đầu tư nước ngoài có ảnh hưởng nhất định, cho dù nhỏ, để thúc đẩy các đảng cầm quyền và đối lập thảo luận với nhau trong nỗ lực nhằm tái thiết nền tài chính nước này.
Trong khi đó, chuyên gia kinh tế trưởng Hiromichi Shirakawa của tổ chức Credit Suisse ở Japan, nhấn mạnh S&P đưa ra đánh giá trên đúng thời điểm cho chính phủ và các đảng cầm quyền, và họ sẽ sử dụng đánh giá này về mặt chính trị.
“Có thể sẽ có một động thái từ những người không theo đảng phái nào nhằm đẩy nhanh các nỗ lực tái thiết nền tài chính công của Nhật Bản thông qua việc sử dụng các áp lực từ bên ngoài xuất phát từ việc S&P hạ định mức tín nhiệm nợ công của Nhật Bản,” ông Shirakawa nói.
Vị chuyên gia kinh tế này cũng đề cập tới khả năng tăng thuế tiêu dùng vào đầu tài khóa 2013 (tháng 4/2013,) sớm hơn một năm so với dự báo ban đầu của Credit Suisse./.
Thanh Tùng/Tokyo (Vietnam+)