Sau 20 năm nghiên cứu, các nhà khoa học Mỹ lần đầu tiên sử dụng liệu pháp gen để tiêu diệt thành công các tế bào ung thư.
Giai đoạn thử nghiệm thứ nhất này được áp dụng đối với các bệnh nhân ung thư máu. Cả ba bệnh nhân tham gia thử nghiệm đều phát bệnh giai đoạn cuối.
Kết quả liệu pháp gen cho thấy hai người đã thuyên giảm bệnh trong vòng một năm. Người thứ ba có phản ứng chống khối u mạnh và đang tiếp tục được theo dõi. Hiện nhóm nghiên cứu có kế hoạch điều trị cho 4 bệnh nhân nữa trước khi bước sang giai đoạn thử nghiệm thứ hai.
Nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học Pennsylvania (Mỹ) đã tạo các tế bào T riêng biệt của mỗi bệnh nhân nhằm chống lại mầm bệnh là phân tử CD-19 được tìm thấy ở các tế bào bạch cầu.
Sau khi phát triển các tế bào T trong ống nghiệm, các nhà khoa học đưa chúng trở lại cơ thể bệnh nhân. Khoảng hai tuần sau, cơ thể bệnh nhân bắt đầu có phản ứng chống lại tế bào ung thư, như lạnh từng cơn, buồn nôn và sốt.
Theo giới chuyên môn, kỹ thuật gen đã giúp hệ miễn dịch tấn công các tế bào ung thư. Các tế bào T sinh ra đã được xác nhận trong máu của bệnh nhân vài tháng sau đó và một lượng tế bào này đã trở thành các tế bào T ghi nhớ có khả năng tiếp tục ngăn các phân tử ung thư xuất hiện trở lại.
Đây là một thành tựu lớn vì trước đây, các nỗ lực dùng kỹ thuật chuyển hóa tế bào T nuôi cấy trong điều trị ung thư đều thất bại do các tế bào T hoặc phát triển rất kém hoặc gây tổn thương cho các tế bào bình thường.
Thành công của các nhà khoa học Mỹ được công bố rộng rãi trên Tạp chí Y khoa mới nước Anh ngày 10/8. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết việc điều trị ung thư bằng liệu pháp gen cần được nghiên cứu thêm vì vẫn còn chưa biết được tác dụng lâu dài của kỹ thuật này.
Hiện nhóm nghiên cứu đang lên kế hoạch cho việc thử nghiệm giai đoạn hai với quy mô lớn hơn. Nếu thành công tiếp tục được khẳng định, liệu pháp gen sẽ mở ra cơ hội trong việc chữa trị các bệnh ung thư khác./.
Giai đoạn thử nghiệm thứ nhất này được áp dụng đối với các bệnh nhân ung thư máu. Cả ba bệnh nhân tham gia thử nghiệm đều phát bệnh giai đoạn cuối.
Kết quả liệu pháp gen cho thấy hai người đã thuyên giảm bệnh trong vòng một năm. Người thứ ba có phản ứng chống khối u mạnh và đang tiếp tục được theo dõi. Hiện nhóm nghiên cứu có kế hoạch điều trị cho 4 bệnh nhân nữa trước khi bước sang giai đoạn thử nghiệm thứ hai.
Nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học Pennsylvania (Mỹ) đã tạo các tế bào T riêng biệt của mỗi bệnh nhân nhằm chống lại mầm bệnh là phân tử CD-19 được tìm thấy ở các tế bào bạch cầu.
Sau khi phát triển các tế bào T trong ống nghiệm, các nhà khoa học đưa chúng trở lại cơ thể bệnh nhân. Khoảng hai tuần sau, cơ thể bệnh nhân bắt đầu có phản ứng chống lại tế bào ung thư, như lạnh từng cơn, buồn nôn và sốt.
Theo giới chuyên môn, kỹ thuật gen đã giúp hệ miễn dịch tấn công các tế bào ung thư. Các tế bào T sinh ra đã được xác nhận trong máu của bệnh nhân vài tháng sau đó và một lượng tế bào này đã trở thành các tế bào T ghi nhớ có khả năng tiếp tục ngăn các phân tử ung thư xuất hiện trở lại.
Đây là một thành tựu lớn vì trước đây, các nỗ lực dùng kỹ thuật chuyển hóa tế bào T nuôi cấy trong điều trị ung thư đều thất bại do các tế bào T hoặc phát triển rất kém hoặc gây tổn thương cho các tế bào bình thường.
Thành công của các nhà khoa học Mỹ được công bố rộng rãi trên Tạp chí Y khoa mới nước Anh ngày 10/8. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết việc điều trị ung thư bằng liệu pháp gen cần được nghiên cứu thêm vì vẫn còn chưa biết được tác dụng lâu dài của kỹ thuật này.
Hiện nhóm nghiên cứu đang lên kế hoạch cho việc thử nghiệm giai đoạn hai với quy mô lớn hơn. Nếu thành công tiếp tục được khẳng định, liệu pháp gen sẽ mở ra cơ hội trong việc chữa trị các bệnh ung thư khác./.
(TTXVN/Vietnam+)