Sử dụng những thiết bị tinh vi để tìm kiếm hộp đen máy bay rơi

Tàu nghiên cứu Baruna Jaya I trang bị 5 thiết bị tinh vi, hiện đại đã được triển khai để tìm kiếm hộp đen của máy bay AirAsia QZ 8501 của hãng Lion Air bị rơi hôm 29/10 ở vùng biển tỉnh Tây Java.
Sử dụng những thiết bị tinh vi để tìm kiếm hộp đen máy bay rơi ảnh 1Tàu chiến của hải quân Indonesia KRI Rigel triển khai tìm kiếm các nạn nhân và hộp đen máy bay Lion Air JT 610 ở Karawang thuộc Tây Java, Indonesia ngày 31/10/2018. (Ảnh: AFP/ TTXVN)

Sáng 1/11, đội thợ lặn Indonesia đã tìm thấy và đưa lên bờ một trong hai hộp đen trên chuyến bay JT 610 của hãng hàng không Lion Air chở 189 người bị rơi hôm 29/10 ở vùng biển thuộc tỉnh Tây Java.

Chiếc hộp đen được tìm thấy trong tình trạng còn nguyên vẹn ở độ sâu khoảng 30 mét. Thợ lặn Sertu Hendra cho biết: “Chúng tôi đã gặp khó khăn khi lặn sâu do dòng chảy ngầm khá siết và bùn ở đáy biển rất dày. Nhóm của chúng tôi đã phải dò tìm nhiều vòng, khoanh vùng và thu hẹp dần khu vực tìm kiếm để phát hiện được chiếc hộp đen.”

Hiện hộp đen này đã được đưa lên tàu Baruna Jaya I để chuyển vào đất liền, phục vụ công tác tập hợp, phân tích dữ liệu và điều tra nguyên nhân vụ tai nạn.

Theo phóng viên TTXVN tại Indonesia, tàu nghiên cứu Baruna Jaya I (KR) thuộc Cơ quan Đánh giá và ứng dụng công nghệ (BPPT) đã được triển khai để đẩy nhanh tiến độ tìm kiếm máy bay bị nạn.

[Thu được âm thanh rõ hơn nghi từ hộp đen của máy bay rơi tại Indonesia]

Phó Giám đốc phụ trách công nghệ phát triển tài nguyên thiên nhiên Hammam Riza cho biết với công nghệ và một loạt các công cụ tinh vi, các cảm biến định vị vật thể dưới nước của con tàu này có thể phát hiện các vật thể ở sâu tới 2.500 mét.

Tàu Baruna Jaya I được trang bị 5 thiết bị tinh vi, hiện đại phục vụ các hoạt động tìm kiếm. Cụ thể bao gồm:

1. Sound Beam Echo: Có chức năng lập bản đồ sinh trắc học trên biển. Công cụ này được sử dụng để có được một hình ảnh hoặc mô hình của hình dạng bề mặt (địa hình) của dưới cùng của nước.

2. Side Scan Sonar: Nguyên tắc của công cụ này tương tự như Multi Beam Echo Sonar, nhưng có một phạm vi và chức năng ưu việt để lập bản đồ sắc nét hơn.

3. Megato Meter: Thiết bị dò kim loại. Thiết bị này được sử dụng trong trường hợp các kết quả thu được từ hai công cụ trên cho thấy có dấu hiệu của các đối tượng cần tìm kiếm xuất hiện ở đáy biển.

4. ROV: Phương tiện vận hành từ xa. Công cụ này có dạng một chiếc xe dưới nước được điều khiển từ xa, có thể hiển thị hình ảnh video trực tiếp từ đáy biển. Với công cụ này, việc tìm kiếm các vật thể ở đáy biển sẽ nhanh hơn.

5. USB Transponder: Có thể phát hiện và theo dõi tín hiệu phát ra từ hộp đen của máy bay. Công cụ này được nhóm tìm kiếm đặt trên một cột sắt và được đưa đến khu vực chiếc máy bay gặp nạn vào đêm 30/10.

Tàu Baruna Jaya I từng là trụ cột trong chiến dịch tìm kiếm máy bay AirAsia QZ 8501 từ Surabaya đi Singapore gặp nạn rơi xuống eo biển Karimata đầu năm 2015.

Ngoài ra, tàu này cũng tham gia chiến dịch tìm kiếm trong một số vụ tai nạn khác như: máy bay Adam Air 574 bị mất tích ở Eo biển Makassar năm 2007; phà Baruga bị đắm ở eo biển Sunda vào năm 2013, phà Bạch tuộc KM ở Sabang vào năm 1996./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục