Nghiên cứu các hồ sơ y tế của gần 97.000 cựu binh Mỹ, các nhà khoa học tạiTrung tâm y khoa St. Louis ở bang Virginia đã phát hiện thấy rằng một số loạirối loạn lo âu như rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD), rối loạn hoảngsợ...có sự liên hệ với việc tăng nguy cơ đau tim. Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫnchưa chứng minh được nguyên nhân và kết quả của vấn đề này.
Ví dụ, đối với những cựu binh bị rối loạn lo âu nói chung, thì có 52% bịđau tim trong khoảng thời gian nghiên cứu kéo dài 7 năm so với tỷ lệ chỉ có 4,9%ở các cựu binh không bị rối loạn lo âu.
Tương tự, tỷ lệ các cơn đau tim ở các cựu binh bị các chứng rối loạn lo âukhác, bao gồm PTSD, rối loạn hoảng sợ hay rối loạn ám ảnh-cưỡng bức...thường caohơn 5% so với những cựu binh không bị các triệu chứng này.
Khi các nhà khoa học tính đến các yếu tố khác có liên quan đến nguy cơ đautim như tuổi tác, thói quen hút thuốc, uống rượu, bị tiểu đường, huyết áp caohay nồng độ cholesterol cao thì những người bị rối loạn lo âu cũng có nguy cơcao hơn từ 25-43% bị đau tim so với những người không có các triệu chứng rốiloạn này.
Tiến sỹ Jeffrey F. Scherrer, chủ nhiệm công trình nghiên cứu, nói rằngtrong mối liên hệ giữa rối loạn lo âu và nguy cơ đau tim thì bênh trầm cảm cũngcó thể đóng một vai trò.
Tiến sỹ Scherrer và các đồng nghiệp nhận thấy rằng,cũng tương tự như các nghiên cứu trước đây, các cựu chiến binh bị chứng trầm cảmlâm sàng thường có nguy cơ đau tim cao hơn so với những người không bị trầmcảm./.