Hơn hai trăm công ty niêm yết “đủng đỉnh” không nộp báo cáo tài chính Quý IV/2009 cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong khi đã quá hạn cả chục ngày, đó là con số mà cơ quan này bất ngờ phát hiện ra sau khi thực hiện công tác rà soát, kiểm tra.
Tuy nhiên khi nghe được thông tin này, ông Nguyễn Tuấn Anh –Nhà đầu tư tại sàn SME, là một người rất chú trọng thu thập thông tin để ra quyết định đầu tư, lại hờ hững nói: “Cung cấp thông tin chậm chạp đang được coi như là dấu ấn của thị trường chứng khoán Việt Nam. Hơn nữa, có những công ty hợp nhất cả chục công ty con để có được số liệu và việc hoàn thành nó là cả một vấn đề. Như vậy cũng nên thông cảm!”
Tăng trần cả khi có tin “xấu”
Ngày 15/4, Công ty cổ phần Bóng đèn Điện quang (DQC) công bố thông tin lợi nhuận trước thuế sau khi kiểm toán giảm còn một nửa so với con số thông báo trước đó. Nghe được tin này, đầu giờ sáng (ngày 16/4 ) nhà đầu tư Lê Thị Phát đã tất tưởi lên sàn đặt lệnh bán số cổ phiếu DQC đang có trong tài khoản của chồng mình.
Nhưng tới nơi, cô Phát thật sự ngạc nhiên, cổ phiếu DQC hoàn toàn không có dấu hiệu bị bán tháo, mà giá giao dịch trong phiên lại tăng kịch biên độ cho phép. Khối lượng chào mua hôm đó lớn hơn chào bán trên cả triệu đơn vị.
"Tôi không biết nên hành động theo thông tin cơ bản hay theo diễn biến giao dịch trên thị trường," cô Phát băn khoăn nói.
Ông Tuấn Anh cũng đưa ra một dẫn chứng khác, ngay như cổ phiếu VCG, sau khi có thông tin lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trước kiểm toán đạt 269 tỷ đồng, sau kiểm toán chỉ còn 5,8 tỷ đồng, chêch lệch giảm tới 263 tỷ đồng, nhưng trong những phiên gần đây cổ phiếu này vẫn được các tổ chức và nhà đầu tư ngoại mua vào.
“Đầu tư chân phương là rất khó khăn. Cổ phiếu tốt mà không có các tổ chức đầu cơ đánh lên thì đầu tư không có hiệu quả. Vì vậy, chúng tôi buộc phải bỏ qua các yếu tố nội tại để chạy theo xu thế thị trường, ” ông Tuấn Anh nói.
Chính vì chạy theo "đà" của thị trường nên nhiều nhà đầu tư "nhắm mắt" bỏ qua những thông tin không minh bạch của công ty niêm yết. Thậm chí, ngay cả những công ty chứng khoán khi bình luận về vấn đề này cũng tỏ ra đầy "thông cảm" và châm chước.
Đại diện phụ trách Phát triển kinh doanh của một công ty chứng khoán trả lời phỏng vấn với phóng viên Vietnam+ cho biết: “ Đối với cổ phiếu VCG, theo tôi không phải do sự cố tình của doanh nghiệp. Vì ngành nghề của VCG là khá đặc thù và có sự khác biệt giữa kế toán công ty và kiểm toán, nên chuyện sai số là khó tránh. Quan trọng là cơ quan thuế và cơ quan kiểm toán chấp nhận thế nào, vì VCG quá lớn."
Vị đại diện này cũng nhận định, trường hợp lên giá của DQC bất chấp tin xấu là do nhà đầu tư kỳ vọng vào kim ngạch xuất khẩu của công ty sẽ có sự đột biến trong năm 2010 và hoạt động liên doanh xây dựng nhà máy tại Venezuela hồi cuối năm 2009, hứa hẹn những khoản lợi nhuận lớn cho DQC.
Cái giá của sự dễ dãi
Chính sự châm chước, dễ dãi của các thành viên trên thị trường đã khiến các doanh nghiệp đại chúng tiếp tục cung cấp thông tin theo kiểu “tốt đẹp thì phô ra, xấu xa thì đậy lại” hay kẻ cả hơn, để có thông tin tốt, nhà đầu tư phải trả tiền.
Đầu tư chứng khoán là đầu tư cho tương lai, tuy nhiên một kế hoạch tương lai bền vững lại dựa trên nền móng hiện tại cùng với quy trình quản lý rõ ràng, minh bạch.
Trong khi thực tế, nhiều công ty đại chúng đã lờ đi những nguyên tắc cơ bản cần thiết, cố tình mập mờ trong cách hành xử đối với cổ đông, bưng bít thông tin nhằm phục vụ cho lợi ích của một nhóm người hay điềm nhiên thông báo các con số tài chính vênh “một trời, một vực” trước và sau khi được kiểm toán…
Theo ông Vũ Quang Vịnh, Phó giám đốc Công ty Chứng khoán Bảo Minh, chất lượng báo cáo tài chính hiện nay đang có vấn đề và nguyên nhân xuất phát là từ phía doanh nghiệp. Thực tế, có một số doanh nghiệp khi hạch toán kế toán đang cố gắng thổi phồng kết quả kinh doanh, nhằm che giấu tình trạng kinh doanh thật.
Hay trường hợp nộp muộn báo cáo tài chính, ông Vịnh khẳng định, rõ ràng là doanh nghiệp vi phạm chế độ kế toán, Luật Chứng khoán và thông thường tình hình doanh nghiệp có vấn đề lớn thì mới chậm như vậy.
Dưới góc độ quan sát, Tiến sĩ Trịnh An Huy, Chủ tịch Câu lạc bộ Nhà đầu tư chứng khoán (CSI) cho rằng, báo cáo thông tin cũng là một hình thức marketing của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp luôn giấu giếm những thông tin chưa tốt, có thể tránh được tổn thất trong thời gian ngắn nhưng để đến lúc "cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra" thì sẽ mất uy tín nhiều hơn và tổn thất cũng nặng hơn là việc chấp nhận vấn đề và giải quyết nó từ trước.
Theo ông Huy: “Có lỗ thì doanh nghiệp hãy nói là lỗ và tìm ra nguyên nhân để sửa chữa. Còn tìm cách che giấu thì với các tổ chức đầu tư nghiêm túc, họ sẽ rất dị ứng, vì không biết là lúc nào anh công bố thông tin có thể tin cậy được. Như trường hợp của hai mã VCG, DQC đã gây ra sự mất tin tưởng thì chắc chắn họ sẽ rời bỏ.”
Ông Huy nhấn mạnh, sự thông cảm và tìm cách giải thích hợp lý cho các hành vi công bố thông tin chậm, sai lệch là khá nguy hiểm và ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường. Nhà đầu tư có tổ chức, các quỹ theo nguyên tắc phải giải trình với cổ đông của họ sẽ không thể nào giải trình được việc, tại sao họ lại đầu tư vào một mã cổ phiếu có báo cáo tài chính sai như vậy? Thế nên, không sớm thì muộn, họ cũng tìm cách chuyển hướng đầu tư sang các mã chứng khoán khác.
“Trước mắt các nước như Việt Nam sẽ phải trải qua một thời gian có hệ thống thông tin bị lộn xộn, pháp luật chưa được thực thi một cách đầy đủ. Các nhà đầu tư nước ngoài chấp nhận tình trạng đó như ở các thị trường mới nổi khác, để họ tìm kiếm những khoản siêu lợi nhuận. Về lâu dài, đầu tư gián tiếp sẽ giảm nếu các nhà đầu tư nước ngoài nhận thấy thị trường Việt Nam tiếp tục không minh bạch và có hành xử không theo luật,” ông Huy nói.
Song ông Huy vẫn hy vọng: "Chính phủ Việt Nam đã khẳng định quyết tâm làm minh bạch hóa thông tin, trong đó có các thông tin về kinh tế, thị trường chứng khoán. Điều này sẽ tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài, vì vậy tôi tin tưởng họ vẫn có những kế hoạch đổ tiền vào Việt Nam."./.
Tuy nhiên khi nghe được thông tin này, ông Nguyễn Tuấn Anh –Nhà đầu tư tại sàn SME, là một người rất chú trọng thu thập thông tin để ra quyết định đầu tư, lại hờ hững nói: “Cung cấp thông tin chậm chạp đang được coi như là dấu ấn của thị trường chứng khoán Việt Nam. Hơn nữa, có những công ty hợp nhất cả chục công ty con để có được số liệu và việc hoàn thành nó là cả một vấn đề. Như vậy cũng nên thông cảm!”
Tăng trần cả khi có tin “xấu”
Ngày 15/4, Công ty cổ phần Bóng đèn Điện quang (DQC) công bố thông tin lợi nhuận trước thuế sau khi kiểm toán giảm còn một nửa so với con số thông báo trước đó. Nghe được tin này, đầu giờ sáng (ngày 16/4 ) nhà đầu tư Lê Thị Phát đã tất tưởi lên sàn đặt lệnh bán số cổ phiếu DQC đang có trong tài khoản của chồng mình.
Nhưng tới nơi, cô Phát thật sự ngạc nhiên, cổ phiếu DQC hoàn toàn không có dấu hiệu bị bán tháo, mà giá giao dịch trong phiên lại tăng kịch biên độ cho phép. Khối lượng chào mua hôm đó lớn hơn chào bán trên cả triệu đơn vị.
"Tôi không biết nên hành động theo thông tin cơ bản hay theo diễn biến giao dịch trên thị trường," cô Phát băn khoăn nói.
Ông Tuấn Anh cũng đưa ra một dẫn chứng khác, ngay như cổ phiếu VCG, sau khi có thông tin lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trước kiểm toán đạt 269 tỷ đồng, sau kiểm toán chỉ còn 5,8 tỷ đồng, chêch lệch giảm tới 263 tỷ đồng, nhưng trong những phiên gần đây cổ phiếu này vẫn được các tổ chức và nhà đầu tư ngoại mua vào.
“Đầu tư chân phương là rất khó khăn. Cổ phiếu tốt mà không có các tổ chức đầu cơ đánh lên thì đầu tư không có hiệu quả. Vì vậy, chúng tôi buộc phải bỏ qua các yếu tố nội tại để chạy theo xu thế thị trường, ” ông Tuấn Anh nói.
Chính vì chạy theo "đà" của thị trường nên nhiều nhà đầu tư "nhắm mắt" bỏ qua những thông tin không minh bạch của công ty niêm yết. Thậm chí, ngay cả những công ty chứng khoán khi bình luận về vấn đề này cũng tỏ ra đầy "thông cảm" và châm chước.
Đại diện phụ trách Phát triển kinh doanh của một công ty chứng khoán trả lời phỏng vấn với phóng viên Vietnam+ cho biết: “ Đối với cổ phiếu VCG, theo tôi không phải do sự cố tình của doanh nghiệp. Vì ngành nghề của VCG là khá đặc thù và có sự khác biệt giữa kế toán công ty và kiểm toán, nên chuyện sai số là khó tránh. Quan trọng là cơ quan thuế và cơ quan kiểm toán chấp nhận thế nào, vì VCG quá lớn."
Vị đại diện này cũng nhận định, trường hợp lên giá của DQC bất chấp tin xấu là do nhà đầu tư kỳ vọng vào kim ngạch xuất khẩu của công ty sẽ có sự đột biến trong năm 2010 và hoạt động liên doanh xây dựng nhà máy tại Venezuela hồi cuối năm 2009, hứa hẹn những khoản lợi nhuận lớn cho DQC.
Cái giá của sự dễ dãi
Chính sự châm chước, dễ dãi của các thành viên trên thị trường đã khiến các doanh nghiệp đại chúng tiếp tục cung cấp thông tin theo kiểu “tốt đẹp thì phô ra, xấu xa thì đậy lại” hay kẻ cả hơn, để có thông tin tốt, nhà đầu tư phải trả tiền.
Đầu tư chứng khoán là đầu tư cho tương lai, tuy nhiên một kế hoạch tương lai bền vững lại dựa trên nền móng hiện tại cùng với quy trình quản lý rõ ràng, minh bạch.
Trong khi thực tế, nhiều công ty đại chúng đã lờ đi những nguyên tắc cơ bản cần thiết, cố tình mập mờ trong cách hành xử đối với cổ đông, bưng bít thông tin nhằm phục vụ cho lợi ích của một nhóm người hay điềm nhiên thông báo các con số tài chính vênh “một trời, một vực” trước và sau khi được kiểm toán…
Theo ông Vũ Quang Vịnh, Phó giám đốc Công ty Chứng khoán Bảo Minh, chất lượng báo cáo tài chính hiện nay đang có vấn đề và nguyên nhân xuất phát là từ phía doanh nghiệp. Thực tế, có một số doanh nghiệp khi hạch toán kế toán đang cố gắng thổi phồng kết quả kinh doanh, nhằm che giấu tình trạng kinh doanh thật.
Hay trường hợp nộp muộn báo cáo tài chính, ông Vịnh khẳng định, rõ ràng là doanh nghiệp vi phạm chế độ kế toán, Luật Chứng khoán và thông thường tình hình doanh nghiệp có vấn đề lớn thì mới chậm như vậy.
Dưới góc độ quan sát, Tiến sĩ Trịnh An Huy, Chủ tịch Câu lạc bộ Nhà đầu tư chứng khoán (CSI) cho rằng, báo cáo thông tin cũng là một hình thức marketing của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp luôn giấu giếm những thông tin chưa tốt, có thể tránh được tổn thất trong thời gian ngắn nhưng để đến lúc "cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra" thì sẽ mất uy tín nhiều hơn và tổn thất cũng nặng hơn là việc chấp nhận vấn đề và giải quyết nó từ trước.
Theo ông Huy: “Có lỗ thì doanh nghiệp hãy nói là lỗ và tìm ra nguyên nhân để sửa chữa. Còn tìm cách che giấu thì với các tổ chức đầu tư nghiêm túc, họ sẽ rất dị ứng, vì không biết là lúc nào anh công bố thông tin có thể tin cậy được. Như trường hợp của hai mã VCG, DQC đã gây ra sự mất tin tưởng thì chắc chắn họ sẽ rời bỏ.”
Ông Huy nhấn mạnh, sự thông cảm và tìm cách giải thích hợp lý cho các hành vi công bố thông tin chậm, sai lệch là khá nguy hiểm và ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường. Nhà đầu tư có tổ chức, các quỹ theo nguyên tắc phải giải trình với cổ đông của họ sẽ không thể nào giải trình được việc, tại sao họ lại đầu tư vào một mã cổ phiếu có báo cáo tài chính sai như vậy? Thế nên, không sớm thì muộn, họ cũng tìm cách chuyển hướng đầu tư sang các mã chứng khoán khác.
“Trước mắt các nước như Việt Nam sẽ phải trải qua một thời gian có hệ thống thông tin bị lộn xộn, pháp luật chưa được thực thi một cách đầy đủ. Các nhà đầu tư nước ngoài chấp nhận tình trạng đó như ở các thị trường mới nổi khác, để họ tìm kiếm những khoản siêu lợi nhuận. Về lâu dài, đầu tư gián tiếp sẽ giảm nếu các nhà đầu tư nước ngoài nhận thấy thị trường Việt Nam tiếp tục không minh bạch và có hành xử không theo luật,” ông Huy nói.
Song ông Huy vẫn hy vọng: "Chính phủ Việt Nam đã khẳng định quyết tâm làm minh bạch hóa thông tin, trong đó có các thông tin về kinh tế, thị trường chứng khoán. Điều này sẽ tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài, vì vậy tôi tin tưởng họ vẫn có những kế hoạch đổ tiền vào Việt Nam."./.
Hạnh Nguyễn (Vietnam+)