Sức hấp dẫn của thị trường Trung Quốc đối với nhà đầu tư nước ngoài

Trong khi nền kinh tế của nhiều quốc gia đối mặt với các vấn đề và sự ổn định của chuỗi cung ứng toàn cầu đang căng thẳng, Trung Quốc đã ghi điểm khi nền kinh tế được cho là ổn định, chuyển biến tốt.
Sức hấp dẫn của thị trường Trung Quốc đối với nhà đầu tư nước ngoài ảnh 1Sản xuất thép cuộn tại tỉnh An Huy, Trung Quốc. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Theo tờ Thời báo Hoàn Cầu, tại một hội nghị cấp cao hàng năm được tổ chức ngày 11/11 ở Bắc Kinh, các quan chức chính phủ và giám đốc điều hành lĩnh vực công nghiệp cho biết, với việc Trung Quốc đang trên đường thực hiện Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 bắt đầu vào năm tới, quá trình chuyển đổi của đất nước này sang tiêu dùng trong bối cảnh thúc đẩy mở cửa rộng hơn và sâu hơn sẽ hỗ trợ cho nền kinh tế toàn cầu đang vật lộn với hậu quả của đại dịch COVID-19.

Triển vọng tăng trưởng tích cực

Trong bài phát biểu quan trọng tại Diễn đàn Phát triển Trung Quốc (CDF) được tổ chức trực tiếp và trực tuyến trong năm nay, Phó Thủ tướng Trung Quốc Hàn Chính nói rằng trong khi nền kinh tế của nhiều quốc gia đối mặt với các vấn đề và sự ổn định của chuỗi cung ứng toàn cầu đang căng thẳng, Trung Quốc đã ghi điểm khi nền kinh tế nước này được cho là đang ổn định và chuyển biến tốt hơn.

Theo số liệu chính thức, nền kinh tế Trung Quốc trong quý 3 năm nay tăng trưởng 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái và mức tăng trưởng trong ba quý đầu năm đạt 0,7%.

Phó Thủ tướng Hàn Chính cho biết, sự phục hồi của kinh tế Trung Quốc nhanh hơn dự kiến và bày tỏ sự tin tưởng về việc Trung Quốc sẽ đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế lớn trong năm nay.

Bài viết đăng trên trang The Diplomat giải thích rằng sự đổi mới và số hóa đang tạo ra sự tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc. Trong khi phần lớn thế giới cố gắng ngăn chặn làn sóng COVID-19 mới cản trở sự phục hồi mong manh sau suy thoái, nền kinh tế Trung Quốc dường như đang đạt được bước tiến của mình.

[Trung Quốc: Nhiều chỉ số kinh tế trong tháng qua tích cực hơn dự báo]

Trên thực tế, phục hồi kinh tế có thể không phải là một thuật ngữ thích hợp để mô tả sự bùng nổ kinh tế của Trung Quốc, như trong trường hợp của Trung Quốc, đại dịch gây ra một cái gì đó giống như đình trệ hơn là suy thoái.

Với việc xã hội trở lại bình thường, sự đổi mới và số hóa đã có từ trước đang củng cố tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc. Cú sốc đại dịch đã củng cố xu hướng đầu tư vào số hóa và đổi mới ở Trung Quốc.

Tác động tăng tốc của nó đã dần được giải phóng khi nền kinh tế trở lại bình thường. Ở đây, trước tiên chúng ta sẽ phân tích lý do tại sao nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục bùng nổ, ngay cả sau khi bị sốc bởi COVID-19, và sau đó sẽ trình bày chi tiết về các hướng kinh tế mới ở Trung Quốc và những thách thức trong tương lai gần.

Theo dữ liệu do Tổng Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố vào ngày 20/10, nhập khẩu và xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng nhanh trong tháng 9/2020, với nhập khẩu tăng 13,2% và xuất khẩu tăng 9,9% so với một năm trước đó.

Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nước phát triển, khiến mức độ trung tâm của các nước này trong mạng lưới thương mại giảm mạnh, nhưng không ảnh hưởng đến vị trí trung tâm của Trung Quốc.

Bên cạnh đó, theo Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới của Liên hợp quốc (WIPO), Trung Quốc vẫn giữ vị trí thứ 14 trong các nền kinh tế hoạt động hàng đầu trong bảng xếp hạng Chỉ số Đổi mới Toàn cầu (GII) 2020 được công bố vào ngày 2/9.

Tổng giám đốc WIPO, ông Francis Gurry nói rằng đại dịch COVID-19 nhìn chung dường như đang thúc đẩy “sự gia tăng các xu hướng đã có từ trước,” dự đoán một trong những xu hướng có thể được đẩy nhanh bởi đại dịch là sự dịch chuyển sang châu Á.

Thành phố Thâm Quyến đã được coi là mốc cải cách của Trung Quốc trong 40 năm và hiện được coi là một trong những trung tâm đổi mới hàng đầu thế giới. Sự vươn lên của Thâm Quyến là một ví dụ điển hình cho sự bùng nổ kinh tế liên tục của Trung Quốc.

Đầu tiên, cải cách của Thâm Quyến được hỗ trợ bởi chính phủ trung ương. Tại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Đặc khu kinh tế Thâm Quyến, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố ủng hộ việc thí điểm cải cách thành phố với sự ủy quyền toàn diện, với các yêu cầu về cải cách sâu rộng toàn diện, mở rộng mở cửa, hiện đại hóa hệ thống quản trị và tích cực thúc đẩy sự phát triển Vùng Vịnh Lớn Quảng Đông-Hong Kong-Macao.

Thứ hai, lực lượng lao động trẻ năng động đã biến Thâm Quyến trở thành tâm điểm giao lưu và phát triển của thế hệ các nhà đổi mới Trung Quốc mới. Thâm Quyến có tỷ lệ dân số “phòng máy” cao nhất so với bất kỳ thành phố nào trên toàn cầu. Thứ ba, các kết nối khu vực đã xây dựng Thâm Quyến trở thành trung tâm cải cách và mở cửa của Trung Quốc.

Là một nơi giới thiệu câu chuyện thành công về kinh tế của Trung Quốc, người ta nói rằng Thâm Quyến hiện là một trung tâm đổi mới và công nghệ. Tập trung vào kết nối kỹ thuật số, đổi mới và khởi nghiệp cũng như trao đổi và phát triển tài năng công nghệ, cuộc họp ủy ban triển khai Sáng kiến Thành phố Thông minh (SCI) đầu tiên được tổ chức bởi Singapore và Thâm Quyến vào ngày 17/6/2020.

COVID-19 đã thúc đẩy tốc độ số hóa ở Singapore và Thâm Quyến đồng thời làm cho kết nối kỹ thuật số giữa hai bên “tương thích hơn nữa.”

Hai thành phố đã nhất trí về tám bản ghi nhớ (MoU) liên quan đến việc tiếp cận nhiều hơn với các cơ hội thị trường ở Vùng Vịnh Lớn Quảng Đông-Hong Kong-Macau (GBA) và Đông Nam Á.

Thị trường đầu tư hấp dẫn

Nhìn về phía trước, việc mở ra một mô hình phát triển mới không phải là một vòng luân chuyển khép kín, mà là theo đuổi sự mở cửa trên phạm vi rộng hơn để tạo ra sự “tuần hoàn kép” của các hoạt động kinh tế trong nước và quốc tế.

Sức hấp dẫn của thị trường Trung Quốc đối với nhà đầu tư nước ngoài ảnh 2Kinh tế Trung Quốc đang trên đà phục hồi sau COVID-19. (Ảnh: SME Asia)

Phó Thủ tướng Hàn Chính nói rằng thị trường khổng lồ của Trung Quốc có thể thúc đẩy hợp tác toàn cầu và cho phép đôi bên cùng có lợi, đồng thời "chìa nhành ôliu" cho các công ty đa quốc gia muốn thâm nhập thị trường Trung Quốc.

Phó Thủ tướng Hàn Chính kêu gọi sự hợp tác quốc tế trong các phương pháp điều trị chống COVID-19 và nghiên cứu vắcxin, cam kết duy trì cơ chế thương mại đa phương với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) làm nền tảng và đề xuất một cách tiếp cận cởi mở, hợp tác và bao trùm đối với đổi mới toàn cầu.

Những phát biểu trên đã đánh trúng vào tình cảm của các nhà điều hành doanh nghiệp hy vọng sẽ có những nỗ lực chung để đưa nền kinh tế toàn cầu đi đúng hướng vào thời gian sớm nhất, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ.

Ginni Rometty, Chủ tịch điều hành tập đoàn IBM, cho biết tại diễn đàn, hợp tác và hợp tác kinh tế là rất quan trọng trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang tấn công mạnh mẽ.

Bà bác bỏ ý tưởng "tách rời là một sự lựa chọn chiến lược," lưu ý rằng việc tách rời sẽ gây ra tổn thất trên toàn cầu lên tới 1.000 tỷ USD trong 5 năm tới.

Điều này dường như đặc biệt đúng khi nền kinh tế Trung Quốc đã sẵn sàng cho một chương tăng trưởng mới trong 5 năm tới. Ông Axel van Trotsenburg, Giám đốc điều hành hoạt động của Ngân hàng Thế giới (WB), cho biết trong CDF, kế hoạch 5 năm là cơ hội để tăng tốc tái cân bằng kinh tế từ đầu tư sang tiêu dùng.

Trong một cuộc phỏng vấn với Thời báo Hoàn Cầu thông qua hội nghị trực tuyến hôm 11/11, Paddy Cosgrave, Giám đốc điều hành và đồng sáng lập Web Summit, một công ty phần mềm tạo ra các cuộc họp trực tuyến, có trụ sở tại Dublin, nói rằng ông ủng hộ kiểu phối hợp và lập kế hoạch này.

"Thành công của nền kinh tế Mỹ, giống như Đức và Nhật Bản, liên quan đến sự hòa giải hoặc phối hợp từ các nhà hoạch định. Nó không ngẫu nhiên xảy ra. Các chính phủ đặt cược dài hạn... Chúng tôi biết rằng các nhà đầu tư mạo hiểm đầu tư vào - về mặt lý thuyết - những ý tưởng chưa hoạt động. Nhưng đôi khi, sự đánh cược của họ dẫn đến những ý tưởng biến đổi. Đó là lịch sử của sự đổi mới công nghệ trong suốt thế kỷ 20. Và đó là những gì Trung Quốc đã làm, cực kỳ thành công," ông Cosgrave nói.

Ông cho biết, việc tính toán việc lập kế hoạch như vậy giúp tạo việc làm và một loạt các công ty mới thành công của Trung Quốc.

Sùng Nghị, Giáo sư tại Đại học Tài chính và Kinh tế Thiên Tân, nói với Thời báo Hoàn Cầu rằng trong 5 năm tới, sẽ có nhiều hợp tác hơn giữa các công ty đa quốc gia và các đối tác Trung Quốc trong nghiên cứu và phát triển (R&D) để không chỉ nội địa hóa mà còn là R&D sâu hơn.

Chính phủ Trung Quốc đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D) và quản trị thị trường đổi mới. Trung Quốc tiếp tục kéo dài nhiều năm tăng tỷ lệ phần trăm hai con số trong chi tiêu cho R&D vào năm 2019.

Tổng chi tiêu cho khoa học và công nghệ công và tư trong năm 2019 tăng 12,5% so với năm trước lên 2.210 tỷ NDT (322 tỷ USD), lên tới 2,23% GDP. Để so sánh, Mỹ chi 2,83% GDP, các nước Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) chi trung bình 2,38% GDP, Israel và Hàn Quốc chi lần lượt 4,9% và 4,5% GDP vào năm 2018.

Mục tiêu dành 2,5% GDP cho R&D đến năm 2020 đã được nêu trong kế hoạch 5 năm gần đây nhất của Trung Quốc và trong Chương trình phát triển khoa học và công nghệ trung và dài hạn 15 năm.

Vào ngày 22/9, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chủ trì một hội nghị chuyên đề gồm các nhà khoa học, nhấn mạnh rằng Trung Quốc nên phát triển khoa học và công nghệ theo chiều rộng và chiều sâu để đáp ứng nhu cầu đi đầu của khoa học và công nghệ thế giới, chiến trường chính của nền kinh tế, các nhu cầu chính của quốc gia, cuộc sống của người dân và y tế. Chính phủ trung ương đặt trọng tâm vào việc cải cách hệ thống đổi mới khoa học và công nghệ và cải thiện hơn nữa hệ sinh thái đổi mới.

Lan Tuyết, Giám đốc Trung tâm Chính sách Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, phát biểu tại Hội nghị Kiểm tra và Ứng dụng Vật lý Trung-Mỹ ngày 18/10: “Giải pháp cốt lõi cho các công nghệ choke-neck không chỉ đơn giản là một vấn đề khoa học, một sản phẩm sáng tạo, mà là mối liên kết yếu trong cơ chế vận hành tổng thể của Trung Quốc về hệ thống đổi mới khoa học và công nghệ và phát triển công nghiệp.”

Cần có thời gian để xây dựng một hệ thống đổi mới hiện đại và tích lũy năng lực đổi mới công nghiệp, trong khi thời gian luôn bị bỏ qua trong cuộc hành trình bất tận của công nghệ.

Nhìn chung, người ta tin rằng Trung Quốc sẽ là nền kinh tế lớn duy nhất tăng trưởng trong năm nay khi đại dịch COVID-19 vẫn còn ở các nền kinh tế lớn của phương Tây. Giáo sư Sùng Nghị cho biết: "Bản thân Trung Quốc là một thị trường siêu quy mô, và đương nhiên những người đứng đầu các công ty đa quốc gia sẽ rất muốn biết điều gì sẽ xảy ra trong giai đoạn phát triển kinh tế tiếp theo của Trung Quốc."

Trong nhiều lĩnh vực, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ, và câu hỏi ở một số lĩnh vực còn lại như chất bán dẫn là liệu Trung Quốc có vượt qua Mỹ hay không. Dưới con mắt của ông Cosgrave, câu trả lời có lẽ là có. Theo ông, Trung Quốc hiện có một thị trường nội địa khổng lồ và rất nhiều đối tác thương mại, nước này đã đầu tư rất nhiều vào khoa học và giáo dục.

Ông tin rằng "các nền tảng vững chắc đến mức bất cứ lĩnh vực nào mà tôi nghĩ Trung Quốc muốn tập trung vào, họ sẽ tiến bộ đáng kinh ngạc."

Ông tiết lộ, trong 15 năm tới, công ty số 1 để ông đầu tư vào thị trường Trung Quốc sẽ là Tập đoàn Máy bay thương mại của Trung Quốc, vì hãng sản xuất máy bay quốc doanh này đang trên con đường trở thành đối thủ lớn của Boeing và Airbus.

Ông Cosgrave cũng đang theo dõi những cơ hội phát sinh từ sự thống trị liên tục của các công ty Trung Quốc trong lĩnh vực truyền thông thế hệ tiếp theo, cùng với sự phát triển kết nối hướng tới 6G hoặc 7G vào năm 2035./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục