Ngày 22/10, Nam Sudan và Sudan đã nhất trí đẩy nhanh việc xác định mốc số không, tiến tới thiết lập một khu phi quân sự an toàn trên biên giới giữa hai nước trước vào trung tuần tháng 11 tới.
Thỏa thuận trên đạt được trong cuộc gặp giữa Tổng thống Nam Sudan Salva Kiir Mayardit và người đồng cấp Sudan Omar al-Bashir.
Theo thông cáo chung được công bố sau chuyến thăm một ngày của ông al-Bashir và đoàn đại biểu cấp cao Sudan tới thủ đô Juba của Nam Sudan, hai bên cũng nhất trí ngừng hậu thuẫn các phong trào nổi dậy ở mỗi nước, đồng thời xúc tiến thành lập chính quyền, hội đồng lập pháp và các cơ quan cảnh sát ở khu vực tranh chấp Abyei, trích 2% doanh thu dầu mỏ cho chính quyền khu vực này.
Juba và Khartoum nhất trí miễn thị thực nhập cảnh cho những người mang hộ chiếu ngoại giao, đẩy nhanh thủ tục mở cửa khẩu biên giới giữa hai nước sau khi xác định xong mốc số không, đồng thời bày tỏ hài lòng về tiến bộ đạt được liên quan đến hoạt động vận chuyển và xuất khẩu dầu thô.
Ngoài ra, hai bên cũng nhất trí tiến hành phối hợp ngay nhằm thiết lập cơ chế quản lý biên giới, tạo thuận lợi cho hoạt động đi lại của người dân và vận chuyển hàng hóa giữa hai nước; tiếp tục các nỗ lực chung nhằm cắt giảm các khoản nợ, dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm tăng cường phát triển ở hai nước.
Cũng theo thông cáo chung, hai bên sẽ tổ chức một hội nghị các bang biên giới của hai nước vào giữa tháng 12 tới nhằm xây dựng "đường biên giới mềm", tạo điều kiện trao đổi kinh nghiệm và nâng cao năng lực ở cấp địa phương; thúc đẩy hoạt động của Uỷ ban chung giám sát hoạt động xuất khẩu dầu mỏ; tăng cường hợp tác giữa hai ngân hàng trung ương và lĩnh vực ngân hàng ở hai nước.
Theo hãng thông tấn chính thức SUNA của Sudan, trong cuộc hội đàm thượng đỉnh, Tổng thống Nam Sudan Salva Kiir Mayardi khẳng định Juba mong muốn giải quyết tất cả các vấn đề còn tồn tại giữa hai nước và hướng tới xây dựng nền hòa bình lâu dài với Khartoum.
Trong khi đó, thông cáo báo chí của Ngoại trưởng Sudan Ali Karti nhấn mạnh, vấn đề quan trọng nhất mà hai bên đã thống nhất là xác định thời điểm ký thỏa thuận liên quan đến mốc số không, qua đó giúp loại bỏ sự nghi ngờ và các quan ngại an ninh của hai nước. Ông Karti cũng khẳng định rằng việc không đạt được thỏa thuận về khu vực Abyei "không ảnh hưởng đến những tiến triển giữa hai nước trong các vấn đề quan trọng khác."
Trước đó, hôm 3/9, trong cuộc họp thượng đỉnh một ngày với người đồng cấp Nam Sudan, Tổng thống Sudan Omar al-Bashir đã cam kết thực hiện tất cả các thỏa thuận mà Khartoum đã ký, trong đó có việc "cho phép dầu lửa của Nam Sudan tiếp tục được vận chuyển qua cơ sở hạ tầng của Sudan." Tuyên bố này đã chấm dứt căng thẳng bắt đầu từ tháng 6 vừa qua giữa hai quốc gia này.
Nam Sudan tách khỏi Sudan vào tháng 7/2011 để thành lập nhà nước độc lập theo Thỏa thuận hòa bình 2005 nhằm chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài 23 năm. Tuy nhiên, kể từ thời điểm đó, hai quốc gia vẫn thường xuyên bất đồng về vấn đề phân chia biên giới và mức kinh phí mà Nam Sudan phải chi trả cho việc vận chuyển dầu mỏ qua miền Bắc của Sudan.
Giới phân tích từng dự đoán căng thẳng giữa hai bên có thể làm bùng nổ một cuộc chiến lớn, ảnh hưởng đến các nước trong khu vực./.
Thỏa thuận trên đạt được trong cuộc gặp giữa Tổng thống Nam Sudan Salva Kiir Mayardit và người đồng cấp Sudan Omar al-Bashir.
Theo thông cáo chung được công bố sau chuyến thăm một ngày của ông al-Bashir và đoàn đại biểu cấp cao Sudan tới thủ đô Juba của Nam Sudan, hai bên cũng nhất trí ngừng hậu thuẫn các phong trào nổi dậy ở mỗi nước, đồng thời xúc tiến thành lập chính quyền, hội đồng lập pháp và các cơ quan cảnh sát ở khu vực tranh chấp Abyei, trích 2% doanh thu dầu mỏ cho chính quyền khu vực này.
Juba và Khartoum nhất trí miễn thị thực nhập cảnh cho những người mang hộ chiếu ngoại giao, đẩy nhanh thủ tục mở cửa khẩu biên giới giữa hai nước sau khi xác định xong mốc số không, đồng thời bày tỏ hài lòng về tiến bộ đạt được liên quan đến hoạt động vận chuyển và xuất khẩu dầu thô.
Ngoài ra, hai bên cũng nhất trí tiến hành phối hợp ngay nhằm thiết lập cơ chế quản lý biên giới, tạo thuận lợi cho hoạt động đi lại của người dân và vận chuyển hàng hóa giữa hai nước; tiếp tục các nỗ lực chung nhằm cắt giảm các khoản nợ, dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm tăng cường phát triển ở hai nước.
Cũng theo thông cáo chung, hai bên sẽ tổ chức một hội nghị các bang biên giới của hai nước vào giữa tháng 12 tới nhằm xây dựng "đường biên giới mềm", tạo điều kiện trao đổi kinh nghiệm và nâng cao năng lực ở cấp địa phương; thúc đẩy hoạt động của Uỷ ban chung giám sát hoạt động xuất khẩu dầu mỏ; tăng cường hợp tác giữa hai ngân hàng trung ương và lĩnh vực ngân hàng ở hai nước.
Theo hãng thông tấn chính thức SUNA của Sudan, trong cuộc hội đàm thượng đỉnh, Tổng thống Nam Sudan Salva Kiir Mayardi khẳng định Juba mong muốn giải quyết tất cả các vấn đề còn tồn tại giữa hai nước và hướng tới xây dựng nền hòa bình lâu dài với Khartoum.
Trong khi đó, thông cáo báo chí của Ngoại trưởng Sudan Ali Karti nhấn mạnh, vấn đề quan trọng nhất mà hai bên đã thống nhất là xác định thời điểm ký thỏa thuận liên quan đến mốc số không, qua đó giúp loại bỏ sự nghi ngờ và các quan ngại an ninh của hai nước. Ông Karti cũng khẳng định rằng việc không đạt được thỏa thuận về khu vực Abyei "không ảnh hưởng đến những tiến triển giữa hai nước trong các vấn đề quan trọng khác."
Trước đó, hôm 3/9, trong cuộc họp thượng đỉnh một ngày với người đồng cấp Nam Sudan, Tổng thống Sudan Omar al-Bashir đã cam kết thực hiện tất cả các thỏa thuận mà Khartoum đã ký, trong đó có việc "cho phép dầu lửa của Nam Sudan tiếp tục được vận chuyển qua cơ sở hạ tầng của Sudan." Tuyên bố này đã chấm dứt căng thẳng bắt đầu từ tháng 6 vừa qua giữa hai quốc gia này.
Nam Sudan tách khỏi Sudan vào tháng 7/2011 để thành lập nhà nước độc lập theo Thỏa thuận hòa bình 2005 nhằm chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài 23 năm. Tuy nhiên, kể từ thời điểm đó, hai quốc gia vẫn thường xuyên bất đồng về vấn đề phân chia biên giới và mức kinh phí mà Nam Sudan phải chi trả cho việc vận chuyển dầu mỏ qua miền Bắc của Sudan.
Giới phân tích từng dự đoán căng thẳng giữa hai bên có thể làm bùng nổ một cuộc chiến lớn, ảnh hưởng đến các nước trong khu vực./.
(TTXVN)