Ngày 4/1, Tổng thống Sudan Omar al-Bashir và người đồng cấp Nam Sudan Salva Kiir bắt đầu tiến hành đàm phán tại thủ đô Addis Ababa của Ethiopia nhằm tìm cách tháo gỡ căng thẳng giữa hai bên, từ đó thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận an ninh, dầu mỏ, và kinh tế vốn đang bị đình trệ.
Theo các nguồn tin ngoại giao, hai nhà lãnh đạo đã có các cuộc gặp riêng với Thủ tướng Ethiopia Hailemariam Desalegn và cựu Tổng thống Nam Phi Thabo Mbeki – hai nhà trung gian trong cuộc đối thoại giữa Sudan và Nam Sudan. Theo kế hoạch, ông Bashir và ông Kiir sẽ đàm phán riêng với nhau lần đầu tiên vào sáng 5/1.
Cuộc đàm phán này được xem là cơ hội để hai nhà lãnh đạo Sudan và Nam Sudan tìm ra những biện pháp tốt nhất vượt qua các thách thức trong việc thực thi các thỏa thuận mà hai bên đã ký hôm 27/9/2012, cũng như tìm ra các phương thức giải quyết các vấn đề còn tồn đọng trong đó có vấn đề biên giới. Nếu không nhất trí được các biện pháp giải quyết, hai bên sẽ phải nhờ tới sự phân xử của cộng đồng quốc tế.
Trong một tuyên bố, Liên minh châu Phi (AU) bày tỏ hy vọng cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Sudan và Nam Sudan đạt kết quả. Từ New York, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cũng hoan nghênh cuộc đối thoại giữa hai người đứng đầu nhà nước Sudan và Nam Sudan. Ông kêu gọi hai bên cùng thể hiện quyết tâm mạnh mẽ để giải quyết những bất đồng liên quan tới an ninh và lãnh thổ, đồng thời thực hiện nghiêm túc mọi thỏa thuận về biên giới đã được ký kết.
[Giao tranh xảy ra ở biên giới Sudan và Nam Sudan]
Nam Sudan tách khỏi Sudan trở thành một quốc gia độc lập từ tháng 7/2011 theo một thỏa thuận hòa bình năm 2005 nhằm chấm dứt nhiều thập kỷ nội chiến. Tuy nhiên kể từ đó, hai quốc gia này vẫn chưa phân định xong đường biên giới, vốn chạy qua nhiều cơ sở sản xuất dầu mỏ ở nước Sudan thống nhất trước đây. Hai nước hiện vẫn đang xung đột về Abyei, khu vực cả Khartoum và Giuba đều tuyên bố chủ quyền và hiện do các lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc kiểm soát.
Hồi tháng 9/2012, hai bên đã nhất trí việc rút quân khỏi khu vực biên giới tranh chấp là điều kiện tiên quyết để nối lại xuất khẩu dầu mỏ từ Nam Sudan qua Sudan, song việc thực thi thỏa thuận hòa bình rơi vào bế tắc do chưa giải quyết được các bất đồng./.
Theo các nguồn tin ngoại giao, hai nhà lãnh đạo đã có các cuộc gặp riêng với Thủ tướng Ethiopia Hailemariam Desalegn và cựu Tổng thống Nam Phi Thabo Mbeki – hai nhà trung gian trong cuộc đối thoại giữa Sudan và Nam Sudan. Theo kế hoạch, ông Bashir và ông Kiir sẽ đàm phán riêng với nhau lần đầu tiên vào sáng 5/1.
Cuộc đàm phán này được xem là cơ hội để hai nhà lãnh đạo Sudan và Nam Sudan tìm ra những biện pháp tốt nhất vượt qua các thách thức trong việc thực thi các thỏa thuận mà hai bên đã ký hôm 27/9/2012, cũng như tìm ra các phương thức giải quyết các vấn đề còn tồn đọng trong đó có vấn đề biên giới. Nếu không nhất trí được các biện pháp giải quyết, hai bên sẽ phải nhờ tới sự phân xử của cộng đồng quốc tế.
Trong một tuyên bố, Liên minh châu Phi (AU) bày tỏ hy vọng cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Sudan và Nam Sudan đạt kết quả. Từ New York, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cũng hoan nghênh cuộc đối thoại giữa hai người đứng đầu nhà nước Sudan và Nam Sudan. Ông kêu gọi hai bên cùng thể hiện quyết tâm mạnh mẽ để giải quyết những bất đồng liên quan tới an ninh và lãnh thổ, đồng thời thực hiện nghiêm túc mọi thỏa thuận về biên giới đã được ký kết.
[Giao tranh xảy ra ở biên giới Sudan và Nam Sudan]
Nam Sudan tách khỏi Sudan trở thành một quốc gia độc lập từ tháng 7/2011 theo một thỏa thuận hòa bình năm 2005 nhằm chấm dứt nhiều thập kỷ nội chiến. Tuy nhiên kể từ đó, hai quốc gia này vẫn chưa phân định xong đường biên giới, vốn chạy qua nhiều cơ sở sản xuất dầu mỏ ở nước Sudan thống nhất trước đây. Hai nước hiện vẫn đang xung đột về Abyei, khu vực cả Khartoum và Giuba đều tuyên bố chủ quyền và hiện do các lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc kiểm soát.
Hồi tháng 9/2012, hai bên đã nhất trí việc rút quân khỏi khu vực biên giới tranh chấp là điều kiện tiên quyết để nối lại xuất khẩu dầu mỏ từ Nam Sudan qua Sudan, song việc thực thi thỏa thuận hòa bình rơi vào bế tắc do chưa giải quyết được các bất đồng./.
(TTXVN)