Phát biểu tại Khóa họp thứ 66 của Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 26/9 tại New York, Mỹ, Ngoại trưởng Syria Walid al-Moualem kêu gọi chấm dứt sự can thiệp của nước ngoài vào công việc nội bộ của nước này, đồng thời khẳng định nhân dân Syria "quyết tâm bác bỏ mọi hình thức can thiệp từ bên ngoài."
Ông al-Moualem cáo buộc phương tây đang âm mưu dùng các cuộc biểu tình ở Syria làm "cái cớ để can thiệp" vào công việc nội bộ của nước này.
Ông cũng tuyên bố trong vài tháng tới, Syria sẽ thúc đẩy thực thi chương trình cải cách toàn diện thông qua đối thoại dân tộc.
Bên cạnh đó, ông bày tỏ cảm ơn các quốc gia đã đứng bên cạnh nhân dân Syria trong cuộc khủng hoảng hiện nay.
Cũng tại phiên họp nói trên, Ngoại trưởng Đức Guido Westervelle đã đề nghị Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc hành động, trong khi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton kêu gọi Trung Quốc ủng hộ một nghị quyết của Hội đồng Bảo an về Syria.
Trung Quốc và Nga trước đó cảnh báo sẽ dùng quyền phủ quyết mọi nghị quyết trừng phạt của Liên hợp quốc đối với Syria.
Trong phát biểu của mình, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì kêu gọi tất cả các bên liên quan ở Syria kiềm chế nhằm tránh bạo lực và đổ máu, và nhanh chóng tìm cách giải tỏa căng thẳng.
Ông Dương Khiết Trì bày tỏ hy vọng một tiến trình chính trị toàn diện nhằm thúc đẩy cải cách và tiến bộ thông qua đối thoại và tham vấn tại Syria sẽ giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay.
Ông cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế tôn trọng chủ quyền, nền độc lập và sự toàn vẹn lãnh thổ của Syria, đồng thời giải quyết vấn đề Syria một cách thận trọng nhằm tránh gây thêm rối loạn tại nước này, ảnh hưởng tới hòa bình khu vực.
Syria rơi vào khủng hoảng chính trị do các cuộc biểu tình chống chính phủ, gây bạo loạn suốt sáu tháng qua, làm 2.600 người thiệt mạng.
Chính quyền Damascus cáo buộc âm mưu từ bên ngoài gây ra tình trạng này.
Trong một diễn biến khác, hãng thông tấn SANA của Syria cho biết chính phủ nước này đã thông qua dự thảo ngân sách cho năm 2012 trị giá 1.326 tỷ pound Syria (26,53 tỷ USD), tăng 58% so với ngân sách năm 2011.
Trong số này, khoảng 951 tỷ pound (19 tỷ USD) sẽ được chi cho tiêu dùng và 375 tỷ pound (7,5 tỷ USD) sẽ được đưa vào đầu tư.
Chính phủ sẽ dành 386 tỷ pound (7,7 tỷ USD) trợ cấp cho khu vực năng lượng, điện và hóa dầu, cũng như dành cho các quỹ trợ cấp xã hội và nông nghiệp.
Theo báo chí địa phương, đây là khoản ngân sách kỷ lục trong lịch sử Syria, được đưa ra trong bối cảnh Liên minh châu Âu (EU) vừa áp đặt trừng phạt đối với sáu công ty lớn của Syria nhằm gia tăng sức ép đối với Tổng thống Bashar al-Assad.
Trước đó, EU đã ban hành lệnh cấm đầu tư vào lĩnh vực dầu mỏ ở Syria.
Trước các động thái này của EU, Bộ trưởng Kinh tế và Thương mại Syria Mohammad Nidal al- Shaar cho biết nước này sẽ tạm ngừng nhập khẩu các loại hàng hóa xa xỉ và xe hơi nhằm "duy trì quỹ ngoại hối" của Syria.
Thủ tướng Syria Adel Safar cũng khẳng định Syria sẽ "đánh bại các âm mưu nhằm vào an ninh, sự ổn định và nền kinh tế của Syria"./.
Ông al-Moualem cáo buộc phương tây đang âm mưu dùng các cuộc biểu tình ở Syria làm "cái cớ để can thiệp" vào công việc nội bộ của nước này.
Ông cũng tuyên bố trong vài tháng tới, Syria sẽ thúc đẩy thực thi chương trình cải cách toàn diện thông qua đối thoại dân tộc.
Bên cạnh đó, ông bày tỏ cảm ơn các quốc gia đã đứng bên cạnh nhân dân Syria trong cuộc khủng hoảng hiện nay.
Cũng tại phiên họp nói trên, Ngoại trưởng Đức Guido Westervelle đã đề nghị Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc hành động, trong khi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton kêu gọi Trung Quốc ủng hộ một nghị quyết của Hội đồng Bảo an về Syria.
Trung Quốc và Nga trước đó cảnh báo sẽ dùng quyền phủ quyết mọi nghị quyết trừng phạt của Liên hợp quốc đối với Syria.
Trong phát biểu của mình, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì kêu gọi tất cả các bên liên quan ở Syria kiềm chế nhằm tránh bạo lực và đổ máu, và nhanh chóng tìm cách giải tỏa căng thẳng.
Ông Dương Khiết Trì bày tỏ hy vọng một tiến trình chính trị toàn diện nhằm thúc đẩy cải cách và tiến bộ thông qua đối thoại và tham vấn tại Syria sẽ giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay.
Ông cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế tôn trọng chủ quyền, nền độc lập và sự toàn vẹn lãnh thổ của Syria, đồng thời giải quyết vấn đề Syria một cách thận trọng nhằm tránh gây thêm rối loạn tại nước này, ảnh hưởng tới hòa bình khu vực.
Syria rơi vào khủng hoảng chính trị do các cuộc biểu tình chống chính phủ, gây bạo loạn suốt sáu tháng qua, làm 2.600 người thiệt mạng.
Chính quyền Damascus cáo buộc âm mưu từ bên ngoài gây ra tình trạng này.
Trong một diễn biến khác, hãng thông tấn SANA của Syria cho biết chính phủ nước này đã thông qua dự thảo ngân sách cho năm 2012 trị giá 1.326 tỷ pound Syria (26,53 tỷ USD), tăng 58% so với ngân sách năm 2011.
Trong số này, khoảng 951 tỷ pound (19 tỷ USD) sẽ được chi cho tiêu dùng và 375 tỷ pound (7,5 tỷ USD) sẽ được đưa vào đầu tư.
Chính phủ sẽ dành 386 tỷ pound (7,7 tỷ USD) trợ cấp cho khu vực năng lượng, điện và hóa dầu, cũng như dành cho các quỹ trợ cấp xã hội và nông nghiệp.
Theo báo chí địa phương, đây là khoản ngân sách kỷ lục trong lịch sử Syria, được đưa ra trong bối cảnh Liên minh châu Âu (EU) vừa áp đặt trừng phạt đối với sáu công ty lớn của Syria nhằm gia tăng sức ép đối với Tổng thống Bashar al-Assad.
Trước đó, EU đã ban hành lệnh cấm đầu tư vào lĩnh vực dầu mỏ ở Syria.
Trước các động thái này của EU, Bộ trưởng Kinh tế và Thương mại Syria Mohammad Nidal al- Shaar cho biết nước này sẽ tạm ngừng nhập khẩu các loại hàng hóa xa xỉ và xe hơi nhằm "duy trì quỹ ngoại hối" của Syria.
Thủ tướng Syria Adel Safar cũng khẳng định Syria sẽ "đánh bại các âm mưu nhằm vào an ninh, sự ổn định và nền kinh tế của Syria"./.
(TTXVN/Vietnam+)