Tác động thực sự của các lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên

Câu hỏi "làm thế nào Triều Tiên tồn tại được trong bối cảnh bị áp đặt trừng phạt" thường được đặt ra mà không xác định dựa vào những yếu tố nào.
Tác động thực sự của các lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên ảnh 1Một đường phố ở thủ đô Bình Nhưỡng, Triều Tiên. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Trang mạng eastasiaforum.org đưa tin nhận định ngắn gọn nhất về tác động của các lệnh trừng phạt quốc tế đối với nền kinh tế Triều Tiên có người nói rằng xấu, nhưng không phải là thảm họa.

Hiểu được những lý do đằng sau đánh giá này sẽ giải thích tại sao mọi thứ có khả năng vẫn diễn ra theo chiều hướng này trong tương lai gần.

Câu hỏi "làm thế nào Triều Tiên tồn tại được trong bối cảnh bị áp đặt trừng phạt" thường được đặt ra mà không xác định dựa vào (những) yếu tố nào.

[Màn kịch Trump-Kim hay thực tế mới trong chính sách ngoại giao?]

Một số cuộc thảo luận có vẻ tập trung vào việc đưa ra phán xét đối với Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiều hơn là về nền kinh tế Triều Tiên.

Phân tích tác động kinh tế của các lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên sẽ không chứng minh được liệu chính sách "gây sức ép tối đa" của ông Trump là tốt hay xấu.

Có 2 vấn đề cần xem xét: các biện pháp trừng phạt đang tác động đến nền kinh tế như thế nào và nền kinh tế này căn cứ vào đâu để tính toán phí tổn.

Giống như tất cả mọi thứ liên quan đến hoạt động trong nước của Triều Tiên, câu hỏi đầu tiên rất khó trả lời một cách hoàn toàn chắc chắn.

Tuy nhiên, một vài dấu hiệu cho thấy bức tranh có phần phiến diện về tình trạng của nền kinh tế Triều Tiên dưới sức ép của các lệnh trừng phạt.

Những điều này cho thấy mặc dù nền kinh tế đang bị tổn thương nặng do các lệnh trừng phạt, nhưng không phải rơi vào tình trạng thảm họa. Ít nhất là chưa.

Về lâu dài, mọi thứ có thể trở nên khủng khiếp hơn nếu những khó khăn hiện nay vẫn tồn tại đối với ngành công nghiệp của nước này.

Ví dụ, thật khó để biết mức độ sản xuất các mặt hàng thiết yếu nhất có thể tiếp tục ra sao.

Tuy nhiên, thảm họa là một từ quá mạnh. Khả năng phục hồi của một chế độ sống sót sau sự sụp đổ kinh tế gây nhiều tổn thất, và nạn đói trong thập kỷ 90 của thế kỷ trước và đầu thế kỷ này không nên bị đánh giá thấp.

Khi phải hứng chịu các lệnh trừng phạt, Triều Tiên không thể bán mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất của họ. Năm 2018, nhập khẩu của Trung Quốc từ Triều Tiên lao dốc 88%. Số liệu của Liên hợp quốc cho thấy nhập khẩu than, quặng sắt và các tài nguyên thiên nhiên khác của Trung Quốc từ Triều Tiên tăng mạnh từ năm 2010 trở đi.

Tuy nhiên, Trung Quốc không nhập than của Triều Tiên trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3/2018.

Những hàng hóa xuất khẩu có thể là một nguồn tài trợ chính cho các dự án lớn của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng và các lĩnh vực khác.

Với việc xuất khẩu giảm mạnh như vậy, nền kinh tế Triều Tiên rõ ràng đang bị tác động lớn - một số mỏ và nhà máy than đã ngừng hoạt động sau khi các lệnh trừng phạt được áp đặt.

Về lâu dài, điều đó có nghĩa là một trong những nguồn thu nhập ngoại tệ chính của chế độ đã biến mất.

Một số người cho rằng việc buôn lậu khiến cho các lệnh trừng phạt không có hiệu quả. Tuy nhiên, đây là một mâu thuẫn - nếu các biện pháp trừng phạt không gây ra tác động, hoạt động buôn lậu sẽ là điều không cần thiết. Hàng buôn lậu rất đắt.

Bất cứ hàng hóa nào mà Triều Tiên nhập khẩu thông qua buôn lậu đều có tính thêm phí bảo hiểm rủi ro, và có khả năng phí này được trả ít hơn nhiều so với thông thường đối với bất cứ hàng hóa nào được xuất khẩu qua các kênh bất hợp pháp.

Số lượng mà Triều Tiên có thể nhập khẩu và xuất khẩu dưới sự giám sát không thể đạt gần mức trước khi có các lệnh trừng phạt.

Tuy nhiên, ngay cả những khó khăn này, xem ra không có thảm họa nào sẽ xảy ra trước mắt. Mặc dù giá cả thị trường và tỷ giá hối đoái đã ổn định đáng kể trong suốt thời kỳ Mỹ thực thi chính sách "gây sức ép tối đa," điều đó không phản ánh được câu chuyện đầy đủ về tình hình kinh tế của đất nước. Có nhiều cách để giải thích sự ổn định giá cả khi đối mặt với nhiều khó khăn.

Mặc dù vậy, giá cả thị trường sẽ có dấu hiệu căng thẳng nếu nước này thực sự rơi vào thảm họa bất ngờ.

Đến nay, Triều Tiên rõ ràng vẫn xoay sở được dù gặp nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, chừng nào các lệnh trừng phạt vẫn chưa được dỡ bỏ, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ không thể cải thiện một cách đáng kể nền kinh tế nghèo nàn, kém phát triển của Triều Tiên.

Triều Tiên có thể sống sót dưới lệnh trừng phạt, nhưng họ không thể làm gì hơn thế.

"Các lệnh trừng phạt được nhắc đến trong những tính toán chiến lược của chế độ Triều Tiên ra sao?" là một câu hỏi khó trả lời hơn nhiều.

Nhiều khả năng các lệnh trừng phạt sẽ dẫn đến sự bất ổn xã hội, điều đó thực sự đe dọa đến việc tiếp tục nắm giữ quyền lực của chế độ hiện nay. Chính quyền của ông Kim Jong-un không xa lạ với những biện pháp vũ lực tàn bạo - một "nguồn lực" mà họ rất dồi dào.

Tác động thực sự của các lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên ảnh 2Xe tải của Hàn Quốc chở bột mỳ viện trợ cho Triều Tiên qua cửa khẩu biên giới tỉnh Paju, Hàn Quốc. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Nếu mọi thứ trở nên thực sự thảm khốc, Trung Quốc - và có lẽ cả Nga - có thể sẽ can thiệp để giữ cho Triều Tiên không rơi vào nguy cơ mất ổn định xã hội bằng cách viện trợ thực phẩm, nhiên liệu và thậm chí là ngoại tệ.

Có khả năng Trung Quốc đã bảo vệ Triều Tiên ở một mức độ nào đó bằng cách cung cấp các nguồn lực chủ chốt có thể khó có được do các lệnh trừng phạt. Chúng ta vẫn không biết liệu các lệnh trừng phạt có đang "hoạt động" hay không.

Để hiểu hiệu quả đầy đủ và tiềm năng của các biện pháp trừng phạt nhằm vào các nhóm mục tiêu chính, các lệnh trừng phạt sẽ cần được tiếp tục thực hiện trong vài năm nữa.

Vẫn còn phải xem liệu có đủ kiên nhẫn chính trị ở Mỹ để duy trì áp lực trừng phạt đủ lâu hay không, và liệu Trung Quốc có sẵn sàng tiếp tục thực thi các biện pháp trừng phạt hay không. Lịch sử cho thấy cả hai đều khó xảy ra, nhưng có lẽ lần này sẽ khác./. 

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục