"Tam nông" mang lại diện mạo mới nông thôn Hà Nội

Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về "nông nghiệp, nông dân, nông thôn" sau 5 năm thực hiện đã đem lại cho nông thôn Hà Nội diện mạo mới.
Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về "nông nghiệp, nông dân, nông thôn" (gọi tắtlà "tam nông") sau 5 năm thực hiện đã đem lại cho nông thôn Hà Nội một diện mạomới, với những cánh đồng lớn, hệ thống thủy lợi nội đồng, giao thông liên thônxóm được bêtông hóa, đến những ngôi trường đạt chuẩn quốc gia và những ngôi nhàcao tầng mọc lên ngày càng nhiều...

Đặc biệt, cơ cấu sản xuất nông nghiệp của thành phố đã được chuyển dịch theohướng tích cực. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng bình quân 1,75%/năm, năm2012 đạt trên 199 triệu đồng/ha canh tác, tăng hơn 2 lần so với năm 2008.

Những thành công ban đầu

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội Hoàng Thanh Vân chobiết đến nay, Hà Nội đã phê duyệt xong đề án xây dựng nông thôn mới toàn thànhphố và 19 huyện, thị xã; đồng thời, tất cả các xã đã phê duyệt xong đề án và quyhoạch nông thôn mới. Thành phố đã có 19 xã đạt và cơ bản đạt 19 tiêu chí, 95 xãđạt từ 14-18 tiêu chí; 158 xã đạt từ 10-13 tiêu chí, 113 xã đạt từ 5 đến 9 tiêuchí, 16 xã đạt và cơ bản đạt dưới 5 tiêu chí. Theo dự kiến, đến hết năm nay sẽcó 48 xã đạt tiêu chí nông thôn mới.

Trong số các địa phương ở Hà Nội, Đan Phượng là huyện tiêu biểu về xây dựngnông thôn mới. Với cách làm sáng tạo, huyện đang triển khai đồng loạt các giảipháp, chương trình đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế, xã hội, tập trung chuyển đổicơ cấu kinh tế, phát triển ngành nghề… Nhờ vậy, cơ cấu sản xuất ở Đan Phượng đãchuyển dịch mạnh mẽ. Sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 20%, còn lạidịch vụ và sản xuất tiểu, thủ công nghiệp.

Lãnh đạo huyện Đan Phượng cho biết huyện đã phê duyệt quy chế quản lý quyhoạch cho 15/15 xã trên địa bàn, đảm bảo có sự gắn kết giữa các xã và có tínhthống nhất cao giữa các xã và toàn huyện theo quy hoạch phát triển kinh tế-xãhội chung của thành phố Hà Nội.

Về kết quả xây dựng nông thôn mới ở Đan Phượng, các xã bình quân đạt từ 9tiêu chí, trong đó xã Song Phượng đã hoàn thành 19/19 tiêu chí từ năm 2012.Huyện phấn đấu đến hết năm nay sẽ hoàn thành xây dựng nông thôn mới. Nhờ chuyểnđổi cơ cấu cây trồng, xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, đã xuất hiện những mô hìnhnông nghiệp cho thu nhập gần 2 tỷ đồng/ha/năm.

Vẫn còn những thách thức

Mặc dù Hà Nội đã đạt được một số kết quả nhất định trong việc xây dựng nôngthôn mới nhưng tiến độ triển khai nhiều dự án trọng điểm về phát triển nôngnghiệp tại một số huyện, thị xã của thành phố này vẫn còn chậm, nhất là việc chỉđạo thực hiện tại các xã điểm theo Chương trình phát triển nông nghiệp, xây dựngnông thôn mới.

Ngoại trừ các huyện Đan Phượng, Mê Linh, Phú Xuyên, Hoài Đức và Chương Mỹ đảmbảo tiến độ về dồn điền, đổi thửa, các huyện, thị xã còn lại đều chưa đạt kếhoạch đề ra. Trong khi đó, muốn thực hiện tốt Chương trình Phát triển nôngnghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân, việc hoànthành dự án dồn điền đổi thửa là một trong những khâu quan trọng, dẫn đến thànhcông.

Ông Hoàng Thanh Vân cho rằng nguyên nhân của tình trạng trên một phần là docác văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành còn chậm, chưa đồng bộ; chính sách hỗtrợ doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn còn kém hấp dẫn nên không thu hútđược sự đầu tư của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, một số tiêu chí trong xây dựngnông thôn mới như giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao thu nhập cho nhân dân, cấp nướcsạch và vệ sinh môi trường đòi hỏi phải có thời gian và đầu tư đồng bộ mới cóthể đạt được.

Để sớm hoàn thành việc xây dựng nông thôn mới, theo các chuyên gia phân tích,Hà Nội cần tiếp tục nhân rộng các mô hình xây dựng nông thôn mới đạt hiệu quả.Những mô hình này phải xác định được nội dung trọng tâm đột phá, làm tốt giaothông thôn xóm, thủy lợi nội đồng, dồn điền đổi thửa, đưa ứng dụng tiến bộ khoahọc kỹ thuật, cơ giới hóa vào trong sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao. Đó làcác mô hình xây dựng nông thôn mới ở các huyện như Đan Phượng, Hoài Đức, SócSơn, Chương Mỹ, Phú Xuyên, Mỹ Đức, Thường Tín, Mê Linh...

Trong thời gian tới, thành phố Hà Nội phấn đấu tăng trưởng sản xuất nôngnghiệp từ 1,5% đến 2%/năm trở lên. Giá trị sản xuất nông nghiệp thực tế đạt trên230 triệu đồng/ha, thu nhập nông dân phấn đấu đạt 25 triệu đồng/người/năm; tỷ lệlao động nông nghiệp còn dưới 20% lao động xã hội; lao động nông nghiệp qua đàotạo đạt 55%; giải quyết việc làm cho 70.000 đến 75.000 lao động nông thôn/năm…/.

P.A (TTXVN)

Tin cùng chuyên mục

Giới thiệu quần áo thể thao "Made in Việt Nam" tới khách hàng Pháp. (Ảnh: Thu Hà/TTXVN)

Pháp: Decathlon với 3 thập kỷ đồng hành cùng Việt Nam

Với chiến lược đầu tư mạnh mẽ trong cả sản xuất và bán lẻ, Decathlon khẳng định cam kết lâu dài với thị trường Việt Nam, tiếp tục là động lực phát triển văn hóa thể thao, nâng cao sức khỏe cộng đồng.