Bài 2: Tâm sự ngày Tết của những “mẫu sắc” ở trại giam
Trại giam Quyết Tiến-Tuyên Quang có bốn trường hợp phải "khai hoa" và nuôi nấng con nhỏ. Họ là những người đàn bà được người đời gọi tên là nhan sắc, ngơ ngác làm… mẹ ở chốn lao tù, khi trót mang giọt máu của những tình yêu không trọn vẹn.
Có con, mẹ quên đi lầm lỡ
Hỏi chuyện một “mẫu sắc” trẻ, nức tiếng ở trại-Nguyễn Thị Huyền, bị án ma túy gần 5 năm tù đang ầu.. ơ ru ngủ bé gái kháu khỉnh mới thấy được cảnh ngộ của một "hồng nhan bạc phận".
Có gương mặt như hoa hậu, ngày đó, Huyền là “bóng hồng” nổi tiếng ở Yên Bái. Vội từ chối những người đàn ông hiền hậu, chân chính, Huyền lại chạy theo đứa con trai của… "nàng tiên nâu".
Sau hơn một năm thụ án trong trại và sinh con, vẻ đẹp của Huyền như càng sắc sảo, mặn mòi của gái một con, khiến người đối diện ngơ ngẩn khi ngắm nhìn.
Huyền nhoẻn cười: “Em sai lầm, em chịu nhưng chỉ thấy ân hận nhất là làm khổ con em. Ngày nó ra đời, cũng khóc oe oe, đỏ hỏn nhưng lại chẳng được sống trong mái nhà tự do. Nhìn con lớn từng ngày, em càng cố gắng cải tạo để sớm được ra. Hiện giờ, em không thể xa con được. Con chính là niềm hy vọng làm lại cuộc đời của em…"
Ngồi cuối phòng là bà mẹ người Mông, tên Giàng A Đấu. Năm nay Đấu đã gần 40 tuổi, nhưng đôi mắt vẫn còn lúng liếng có duyên, khóe miệng cười như rượu say của đàn bà vùng cao nguyên đá.
Đấu không sõi tiếng Kinh. Các đây gần một năm, Đấu lĩnh án 8 năm tội giết người vì "bực"... thằng chồng, mỗi lúc rượu say, lại bắt đẻ mãi. Kể cả bé gái phải sinh nở trong trại, Đấu là mẹ của 6 đứa con thơ, nheo nhóc ở quê nhà.
Nựng nịu bé gái bụ bẫm, hồng xinh có tên là Sùng Đỗ Quên của Đấu, cái tên cũng chơi vơi, man dại như thung lũng màu xám- quê hương chị vậy.
Đấu nhìn xa xăm, bập bõm tiếng việt: “Tên con là Quên. Để mẹ quên đi cái khổ đau, sai trái đời mẹ. Để con cũng quên đi quá khứ đời con những ngày ở đây…”
“Họa mi” vẫn hót
Sinh con trong chốn lao tù, là xót xa tột cùng của người mẹ. Đau đớn hơn, khi phải đứt ruột rời xa niềm hy vọng ấy, nhưng tình mẫu tử sau song sắt vẫn bùng cháy ước vọng ngày về, níu cơ hội được làm lại thiên chức cao quý…
Gặp hai cô gái trẻ đang ở lứa tuổi ô-mai, nhí nhảnh khoe nhau những món đồ làm điệu, chiếc nơ cặp tóc, thỏi son hồng mua từ căngtin trại, chắc hẳn không ai tin họ đã làm mẹ và là những “nữ quái” vài năm trước…
Đôi mắt cười, làn da trắng hồng và nét miệng có duyên, Lê Thị Minh Tâm thu hút người đối diện với thiện cảm đặc biệt. Tâm vào chốn lao tù khi mới ngoài 20 mươi tuổi, với án ma túy 11 năm.
Trong này, ngoài nhan sắc hơn người, Tâm còn là “họa mi” bởi tiếng hát hay-cũng là nữ phạm nhân trẻ tuổi nhất.
Trò chuyện lan man một lúc lâu, Tâm giãi bày nỗi sầu muộn của mình. Ngày cô vào trại, cô đâu biết rằng trong mình đã mang giọt máu của tình yêu không trọn vẹn.
“Em có tội với con em. Càng về những ngày cuối sinh nở em càng thấm thía về tội lỗi của mình. Đứa con tội nghiệp nào có tội gì, phải lớn lên chốn lao tù… May cho đời em, gia đình vẫn còn quan tâm yêu thương, khi cháu được vài tháng tuổi em đứt ruột để con về với bà ngoại. Đêm đêm, nhớ con da diết, ngày tháng vẫn chậm chạp qua đi, biết đến bao giờ...," Tâm nói mà đôi mắt nhìn xa xăm.
Tâm lí nhí: “Thời gian đầu, nhớ con đến u uất, em có triệu chứng trầm cảm. Ban quản lý trại gợi ý em tham gia hoạt động văn nghệ, để vơi bớt sự buồn chán. Qua những giai điệu vui tươi, ca từ lắng đọng, em như hiểu hơn về tình mẫu tử, không có giới hạn và ngăn cách, để muốn sống hơn, hy vọng và trở về.”
Tâm úp mặt vào lòng bàn tay, giấu đi sự thẹn thùng khi tiết lộ, tuy trẻ vậy thôi nhưng cô “họa mi” thường hát vang cùng chị em phạm nhân khác để động viên nhau cải tạo tốt, sớm trở lại với xã hội, với gia đình... và nhất là với những đứa con thơ. Chỉ khi một mình hay đêm xuống, cô khe khẽ ca tài tử phương nam hoặc bài "Lòng mẹ" như khát vọng riêng mình.
Chia tay những nhan sắc trẻ làm mẹ, chúng tôi vào thăm "lão mẫu", tóc đã bạc trắng, có khuôn mặt thần thái của “Từ Hy’”- Lý Hội Sèo.
Quản giáo cho hay, thiếu 55 ngày nữa là đủ sáu năm trời "lão mẫu" ở trong chốn lao tù.
Nhìn bà thư thái móc len bên bậu cửa phòng giam chung, ít ai ngờ người phụ nữ này là “ma nữ” một thời đất Phố Bản, Hà Giang giữa những năm 80.
Ngay từ khi còn trẻ, Lý Hội Sèo đã cùng chồng sống lang bạt kỳ hồ qua nhiều nơi, tham gia nhiều phi vụ buôn bán ma túy và cả súng từ 1987-1992 thì bị sa lưới.
Lật lại hồ sơ vụ án “kinh thiên động địa” liên quan tới Lý Hội Sèo về đường dây liên tỉnh Tuyên Quang-Hà Giang buôn bán vũ khí và vận chuyển trái phép gần 1 tấn ma túy và 9 bánh heroin, có tới 52 đối tượng bị tóm gọn; trong đó có một số lãnh đạo chức sắc, cán bộ biên phòng “bảo kê” cho đường dây trong nhiều năm.
Bà rơm rớm nước mắt: “Ăn tết trong tù buồn và cô đơn lắm, tuổi càng cao thì trống trải, nghĩ suy càng nhiều. Hơn các chị em ở đây, là người mẹ lầm lỡ, nhưng tôi vẫn được lộc con.Tôi có tám người con, hàng tháng đều lên thăm, hiếu lễ với mẹ. Trong tù có hai cô nhận làm mạ nuôi (mẹ nuôi), ngày ngày quấn quýt, đêm đêm mạ con tâm sự, có chúng đấm bóp khi đau mai, mỏi gối giở giời...
Ngày Tết các con bế bồng cháu chắt đến rất đông đủ, động viên tôi cố gắng đến ngày trở về. Tình thương gia đình khiến tôi khổ tâm, nhưng cũng mạnh mẽ hơn để quê đi lầm lỡ. Dù sao, với con cháu, tôi vẫn là người mẹ, người bà chưa bỏ đi. Già rồi an phận thủ thường, phận tôi, tuổi già sau song sắt chỉ biết cảm ơn trời phật, mùa xuân đến, Tết về chỉ khấn ông trời cho sức khỏe, cải tạo, chồ ngày đặc xá được về sớm với các con."
Trại giam Quyết Tiến-Tuyên Quang có bốn trường hợp phải "khai hoa" và nuôi nấng con nhỏ. Họ là những người đàn bà được người đời gọi tên là nhan sắc, ngơ ngác làm… mẹ ở chốn lao tù, khi trót mang giọt máu của những tình yêu không trọn vẹn.
Có con, mẹ quên đi lầm lỡ
Hỏi chuyện một “mẫu sắc” trẻ, nức tiếng ở trại-Nguyễn Thị Huyền, bị án ma túy gần 5 năm tù đang ầu.. ơ ru ngủ bé gái kháu khỉnh mới thấy được cảnh ngộ của một "hồng nhan bạc phận".
Có gương mặt như hoa hậu, ngày đó, Huyền là “bóng hồng” nổi tiếng ở Yên Bái. Vội từ chối những người đàn ông hiền hậu, chân chính, Huyền lại chạy theo đứa con trai của… "nàng tiên nâu".
Sau hơn một năm thụ án trong trại và sinh con, vẻ đẹp của Huyền như càng sắc sảo, mặn mòi của gái một con, khiến người đối diện ngơ ngẩn khi ngắm nhìn.
Huyền nhoẻn cười: “Em sai lầm, em chịu nhưng chỉ thấy ân hận nhất là làm khổ con em. Ngày nó ra đời, cũng khóc oe oe, đỏ hỏn nhưng lại chẳng được sống trong mái nhà tự do. Nhìn con lớn từng ngày, em càng cố gắng cải tạo để sớm được ra. Hiện giờ, em không thể xa con được. Con chính là niềm hy vọng làm lại cuộc đời của em…"
Ngồi cuối phòng là bà mẹ người Mông, tên Giàng A Đấu. Năm nay Đấu đã gần 40 tuổi, nhưng đôi mắt vẫn còn lúng liếng có duyên, khóe miệng cười như rượu say của đàn bà vùng cao nguyên đá.
Đấu không sõi tiếng Kinh. Các đây gần một năm, Đấu lĩnh án 8 năm tội giết người vì "bực"... thằng chồng, mỗi lúc rượu say, lại bắt đẻ mãi. Kể cả bé gái phải sinh nở trong trại, Đấu là mẹ của 6 đứa con thơ, nheo nhóc ở quê nhà.
Nựng nịu bé gái bụ bẫm, hồng xinh có tên là Sùng Đỗ Quên của Đấu, cái tên cũng chơi vơi, man dại như thung lũng màu xám- quê hương chị vậy.
Đấu nhìn xa xăm, bập bõm tiếng việt: “Tên con là Quên. Để mẹ quên đi cái khổ đau, sai trái đời mẹ. Để con cũng quên đi quá khứ đời con những ngày ở đây…”
“Họa mi” vẫn hót
Sinh con trong chốn lao tù, là xót xa tột cùng của người mẹ. Đau đớn hơn, khi phải đứt ruột rời xa niềm hy vọng ấy, nhưng tình mẫu tử sau song sắt vẫn bùng cháy ước vọng ngày về, níu cơ hội được làm lại thiên chức cao quý…
Gặp hai cô gái trẻ đang ở lứa tuổi ô-mai, nhí nhảnh khoe nhau những món đồ làm điệu, chiếc nơ cặp tóc, thỏi son hồng mua từ căngtin trại, chắc hẳn không ai tin họ đã làm mẹ và là những “nữ quái” vài năm trước…
Đôi mắt cười, làn da trắng hồng và nét miệng có duyên, Lê Thị Minh Tâm thu hút người đối diện với thiện cảm đặc biệt. Tâm vào chốn lao tù khi mới ngoài 20 mươi tuổi, với án ma túy 11 năm.
Trong này, ngoài nhan sắc hơn người, Tâm còn là “họa mi” bởi tiếng hát hay-cũng là nữ phạm nhân trẻ tuổi nhất.
Trò chuyện lan man một lúc lâu, Tâm giãi bày nỗi sầu muộn của mình. Ngày cô vào trại, cô đâu biết rằng trong mình đã mang giọt máu của tình yêu không trọn vẹn.
“Em có tội với con em. Càng về những ngày cuối sinh nở em càng thấm thía về tội lỗi của mình. Đứa con tội nghiệp nào có tội gì, phải lớn lên chốn lao tù… May cho đời em, gia đình vẫn còn quan tâm yêu thương, khi cháu được vài tháng tuổi em đứt ruột để con về với bà ngoại. Đêm đêm, nhớ con da diết, ngày tháng vẫn chậm chạp qua đi, biết đến bao giờ...," Tâm nói mà đôi mắt nhìn xa xăm.
Tâm lí nhí: “Thời gian đầu, nhớ con đến u uất, em có triệu chứng trầm cảm. Ban quản lý trại gợi ý em tham gia hoạt động văn nghệ, để vơi bớt sự buồn chán. Qua những giai điệu vui tươi, ca từ lắng đọng, em như hiểu hơn về tình mẫu tử, không có giới hạn và ngăn cách, để muốn sống hơn, hy vọng và trở về.”
Tâm úp mặt vào lòng bàn tay, giấu đi sự thẹn thùng khi tiết lộ, tuy trẻ vậy thôi nhưng cô “họa mi” thường hát vang cùng chị em phạm nhân khác để động viên nhau cải tạo tốt, sớm trở lại với xã hội, với gia đình... và nhất là với những đứa con thơ. Chỉ khi một mình hay đêm xuống, cô khe khẽ ca tài tử phương nam hoặc bài "Lòng mẹ" như khát vọng riêng mình.
Chia tay những nhan sắc trẻ làm mẹ, chúng tôi vào thăm "lão mẫu", tóc đã bạc trắng, có khuôn mặt thần thái của “Từ Hy’”- Lý Hội Sèo.
Quản giáo cho hay, thiếu 55 ngày nữa là đủ sáu năm trời "lão mẫu" ở trong chốn lao tù.
Nhìn bà thư thái móc len bên bậu cửa phòng giam chung, ít ai ngờ người phụ nữ này là “ma nữ” một thời đất Phố Bản, Hà Giang giữa những năm 80.
Ngay từ khi còn trẻ, Lý Hội Sèo đã cùng chồng sống lang bạt kỳ hồ qua nhiều nơi, tham gia nhiều phi vụ buôn bán ma túy và cả súng từ 1987-1992 thì bị sa lưới.
Lật lại hồ sơ vụ án “kinh thiên động địa” liên quan tới Lý Hội Sèo về đường dây liên tỉnh Tuyên Quang-Hà Giang buôn bán vũ khí và vận chuyển trái phép gần 1 tấn ma túy và 9 bánh heroin, có tới 52 đối tượng bị tóm gọn; trong đó có một số lãnh đạo chức sắc, cán bộ biên phòng “bảo kê” cho đường dây trong nhiều năm.
Bà rơm rớm nước mắt: “Ăn tết trong tù buồn và cô đơn lắm, tuổi càng cao thì trống trải, nghĩ suy càng nhiều. Hơn các chị em ở đây, là người mẹ lầm lỡ, nhưng tôi vẫn được lộc con.Tôi có tám người con, hàng tháng đều lên thăm, hiếu lễ với mẹ. Trong tù có hai cô nhận làm mạ nuôi (mẹ nuôi), ngày ngày quấn quýt, đêm đêm mạ con tâm sự, có chúng đấm bóp khi đau mai, mỏi gối giở giời...
Ngày Tết các con bế bồng cháu chắt đến rất đông đủ, động viên tôi cố gắng đến ngày trở về. Tình thương gia đình khiến tôi khổ tâm, nhưng cũng mạnh mẽ hơn để quê đi lầm lỡ. Dù sao, với con cháu, tôi vẫn là người mẹ, người bà chưa bỏ đi. Già rồi an phận thủ thường, phận tôi, tuổi già sau song sắt chỉ biết cảm ơn trời phật, mùa xuân đến, Tết về chỉ khấn ông trời cho sức khỏe, cải tạo, chồ ngày đặc xá được về sớm với các con."
Cẩm Thơ (Vietnam+)